26/04/2024 lúc 13:37 (GMT+7)
Breaking News

Vẹn chữ Tâm, tròn chữ Sắc

VNHN - Mái tóc ngắn gọn gàng, khuôn mặt trang nhã toát ra nét đẹp cổ điển, thanh lịch cùng phong thái điềm tĩnh, sang trọng và đôi mắt biết nói là những ấn tượng ban đầu của tôi trong lần gặp bà mới đây. Ẩn sau hình ảnh đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam ấy là những đóng góp, cống hiến đáng tự hào của bà với nền khoa học nước nhà. Bà chính là GS.TS Đặng Thị Kim Chi - một trong những nhà khoa học tiên phong và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu bảo vệ môi trường, đồng thời là nhà khoa học đi tiên

VNHN -  Mái tóc ngắn gọn gàng, khuôn mặt trang nhã toát ra t đẹp cổ điển, thanh lịch cùng phong thái điềm tĩnh, sang trọng và đôi mắt biết nói là những ấn tượng ban đầu của tôi trong lần gặp bà mới đây. Ẩn sau hình ảnh đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam ấy là những đóng góp, cống hiến đáng tự hào của bà với nền khoa học nước nhà. Bà chính là GS.TS Đặng Thị Kim Chi - một trong những nhà khoa học tiên phong và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu bảo vệ môi trường, đồng thời là nhà khoa học đi tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường tại các làng nghề.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học,  là con gái của GS Đặng Vũ Hỷ - một trong những nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (năm 1996). Ngay từ hồi nhỏ, bà đã sớm nuôi dưỡng cho mình một ý chí, nghị lực phấn đấu học tập không ngừng nghỉ những mong thành công trong sự nghiệp sau này. Năm 1971, Kim Chi tốt nghiệp Khoa Hoá - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với tấm bằng loại ưu và được giữ lại làm giảng viên, sau đó được cử sang CHDC Đức làm NCS về chuyên ngành kỹ thuật bảo vệ môi trường. Năm 1983, sau khi về nước, bà cùng 5 người khác, tạo thành một nhóm chuyên gia về kỹ thuật bảo vệ môi trường đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Vào thời điểm đó, đất nước còn khó khăn về kinh tế, vấn đề môi trường chưa được chú trọng, nhưng bà vẫn quyết tâm đi theo con đường đã chọn vì hiểu rằng, đất nước sẽ rất cần những nhà khoa học, những kỹ sư bảo vệ môi trường khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 1989, Bộ môn Kỹ thuật môi trường (Trường ĐH Bách khoa HN) được thành lập, tại đây, cùng các đồng nghiệp, giảng viên Kim Chi đã đào tạo cho tới nay hàng trăm kỹ sư kỹ thuật môi trường cho Việt Nam. Chính sự chuẩn bị khá sớm này đã giúp Việt Nam có đội ngũ cán bộ kỹ thuật môi trường được trang bị kiến thức tốt, kịp thời tham gia giải quyết những vấn đề nóng về môi trường khi đất nước bước vào giai đoạn “bùng nổ” kinh tế. Nhắc đến các học trò, GS Chi rất vui, bà tự hào chia sẻ rằng, đó có lẽ là tài sản lớn nhất của mình.

Bên cạnh công tác đào tạo, GS. Chi đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề về môi trường phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. Nghe tin ở đâu có vấn đề bức xúc về môi trường là bà có mặt. Ví dụ, trong chuyến công tác tại Thái Nguyên, khi nghe người dân than thở là gần đây trồng cây gì cũng chết, nguồn nước sinh hoạt có mùi lạ, lập tức bà tìm về tận nơi, lấy mẫu phân tích. Sau khi có kết quả, bà đã thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh biết để kịp đưa ra phương án giải quyết. Một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm của GS.TS Đặng Thị Kim Chi là môi trường làng nghề. Bà được biết đến là chuyên gia về môi trường làng nghề. Khi chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu các giải pháp và chính sách cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề Việt Nam”, bà đã tìm ra cơ sở khoa học và thực tiễn giải quyết những vấn đề môi trường tại các làng nghề Việt Nam”. Sau này, trên cơ sở nghiên cứu đề tài cùng hàng loạt nghiên cứu tiếp theo về môi trường làng nghề, GS. Kim Chi đã góp phần vào việc cải thiện công tác quản lý môi trường của các làng nghề. Bà xây dựng một số mô hình, các tài liệu hướng dẫn cải thiện môi trường với 7 loại hình làng nghề như làng nghề thực phẩm, tái chế giấy, tái chế nhựa, làng nghề vật liệu xây dựng... Các tài liệu này đã được in thành sách và đưa về phổ biến tại các tỉnh.

Một trong những đề tài nghiên cứu mà GS. Đặng Thị Kim Chi tâm huyết là đề tài mang mã số KC.09.08: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam” do bà làm chủ nhiệm. Đánh giá về tính sáng tạo và ý nghĩa của đề tài, các nhà khoa học đã nhận định: Đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu mới về môi trường ở ViệtNam. Đó là nghiên cứu, cải thiện môi trường tại các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nằm trong vùng nông thôn với đặc điểm riêng về truyền thống văn hoá, xã hội tồn tại ở quy mô làng, xã còn gắn với sản xuất nông nghiệp và hệ tư tưởng của người nông dân. Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, phù hợp với đặc điểm và điều kiện xã hội của Việt Nam. Từ kết quả của đề tài, vấn đề môi trường làng nghề đã được quan tâm hơn trước rất nhiều. Gần đây, Đề án bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)… đều tham khảo, sử dụng kết quả của đề tài hoặc trực tiếp mời các nhà khoa học của đề tài tham gia. Đặc biệt, đề tài đã đưa ra các mô hình cải thiện môi trường có thể áp dụng cho 4 loại làng nghề phổ biến ở Việt Nam là tái chế giấy, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chế biến lương thực, thực phẩm. Những mô hình này đã được phổ biến cho bà con ở một số làng nghề, giúp giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và xử lý chất thải ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

    

Đến nay, xuyên suốt chặng đường gần 50 năm miệt mài cống hiến cho công tác giảng dạy và NCKH, GS.TS Đặng Thị Kim Chi, đã làm chủ nhiệm và tham gia gần 50 đề tài nghiên cứu  khoa học các cấp, công bố trên 90 bài báo khoa học, đồng tác giả của 1 bằng sáng chế (về “Quy trình điều chế chất xúc tác spinel nikel nhôm, sản phẩm xúc tác spinel nikel nhôm sử dụng cho phản ứng khử chọn lọc xúc tác đối với khí NO trong khí thải”). Bà cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách như: “Việt Nam - Môi trường và cuộc sống”, “Giáo trình kinh tế chất thải”, chủ biên cuốn “Làng nghề Việt Nam và Môi trường” “Hoá học môi trường”…

Với những đóng góp, cống hiến đáng trân trọng xuyên suốt chặng đường sự nghiệp vẻ vang đã qua, GS.TS Đặng Thị Kim Chi đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban ngành trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen ý nghĩa. Đặc biệt, năm 2008, GS. Kim Chi đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng khoa học cao quý Kovalevskaia cho nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc.