09/05/2024 lúc 05:14 (GMT+7)
Breaking News

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Cùng với đó là dòng vốn nước ngoài (FDI) dịch chuyển vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hỗ trợ mở rộng sản xuất, tạo bứt phá trong năm 2021.

Ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Cùng với đó là dòng vốn nước ngoài (FDI) dịch chuyển vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hỗ trợ mở rộng sản xuất, tạo bứt phá trong năm 2021.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam cải thiện nền kinh tế, phát triển bền vững. Tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Hiện Việt Nam đã tham gia và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) cùng nhiều FTA khác. Vì vậy, nhu cầu hợp tác, phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, kết nối với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn FDI rất lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam cải thiện nền kinh tế, phát triển bền vững. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, chế tạo của Việt Nam phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào từ nước ngoài. Đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử, dệt may, da giày-túi xách, sản xuất, lắp ráp ô tô,... Khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Các ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất đầu năm 2021. Khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất Việt Nam mới được phục hồi.

Với sự tham mưu của Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút, đón dòng vốn đầu tư và làn sóng dịch chuyển sản xuất của các công ty đa quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngành công nghiệp hỗ trợ đang dần tiến từng bước, chủ động nắm bắt cơ hội phát triển lớn hơn trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Ảnh: Internet

Nghị quyết 115/NQ-CP đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa. Chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, có khoảng 1000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.

Trong năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Khoảng 2000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Những mục tiêu này được hiện thực hóa thông qua 7 nhóm giải pháp chính mà Nghị quyết đề ra, kỳ vọng sẽ tạo nên những bước phát triển đột phá cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Về phía doanh nghiệp, cần chọn sản xuất những sản phẩm, linh kiện có số lượng lớn, để không những cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu. Đồng thời cần tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh của nhau nhằm đi vào chuyên môn hóa, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, xây dựng được uy tín cho sản phẩm Việt.