02/05/2024 lúc 04:18 (GMT+7)
Breaking News

Siết chặt tuyến đường biên giới tại tỉnh An Giang

VNHN - An Giang là tỉnh có biên giới dài, nắm giữ vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, góp phần vào sự phát triển chung của toàn đất nước. Đặc biệt, đưa ra những giải pháp siết chặt đường biên giới, đảm bảo an ninh biên giới trong sự kiện lịch sử trọng đại Đại hội Đảng bộ lần lần thứ XI nhiệm kỳ (2020-2025), tiến tới Đại hội đại biểu toàn dân lần thứ XIII là nhiệm vụ rất quan trọng.

VNHN- An Giang là tỉnh có biên giới dài, nắm giữ vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, góp phần vào sự phát triển chung của toàn đất nước. Đặc biệt, đưa ra những giải pháp siết chặt đường biên giới, đảm bảo an ninh biên giới trong sự kiện lịch sử trọng đại Đại hội Đảng bộ lần lần thứ XI nhiệm kỳ (2020-2025), tiến tới Đại hội đại biểu toàn dân lần thứ XIII là nhiệm vụ rất quan trọng.
Nắm giữ vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại và sở hữu đường biên giới dài gần 100km, đi qua 5 huyện, thị xã, thành phố và 18 xã, phường, thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, 1 cửa khẩu phụ, với địa hình đồng bằng, nhiều đường mòn, hệ thống sông, kênh, rạch tiếp giáp với 2 tỉnh Kan Dal và Tà Keo của Vương quốc Campuchia. Do đó, An Giang đảm nhận được vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.

Sở hữu đường biên giới dài 100km tiếp giáp với 2 tỉnh Kan Dal và Tà Keo của Vương quốc Campuchia. Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, chỉ riêng địa bàn biên giới tỉnh An Giang đã có tổng dân số 49.935 hộ/209.387 nhân khẩu (chiếm gần 9,7% dân số toàn tỉnh) với nhiều dân tộc sinh sống gồm dân tộc Chăm, Hoa, Kinh và Khmer. Sở hữu đường biên giới dài với nhiều dân tộc khác nhau tạo ra rất nhiều nét văn hóa đa dạng cho tuyến biên giới ở đây. Tuy nhiên cùng với đó an ninh ở tuyến biên giới này cũng tương đối phức tạp (với địa hình sông, suối, rừng, núi...) nhiều khu vực biên giới không rõ ràng, dân cư vùng biên giới làm ăn sinh sống đan xen lẫn nhau, hai bên thật sự vẫn chưa được thống nhất. Hiểu rõ được vị thế về chiến lược cũng như những mặt hạn chế còn gặp phải của tuyến biên giới An Giang, từ Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đến các cơ sở đều phối hợp cùng đưa ra những biện pháp nhằm hiện thực hóa Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới” nhằm nâng cao nhận thức trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương, đặc biệt là về quy chế biên giới, cửa khẩu đất liền.
Bên cạnh đó, tỉnh An Giang cũng chú trọng phát huy vai trò của các cửa khẩu quốc tế trong việc kết nối đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Phnôm Pênh (Campuchia), đẩy mạnh giao thương và phát triển vượt bậc nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, các đơn vị cùng phối hợp với địa phương để xây dựng các “Tủ sách pháp luật”. Đặc biệt Đồn Biên phòng Nhơn Hưng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hưng xây dựng “Phòng đọc biên giới” với hàng trăm đầu sách, tài liệu pháp luật phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, chiến sĩ đơn vị và cán bộ. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến những kiến thức sâu rộng đến người dân, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh đường biên giới khu vực, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, góp phần bảo vệ Tổ quốc, đất nước.
Đảng bộ tỉnh An Giang tiếp tục đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, chỉ đạo thực hiện đúng đắn về biên giới lãnh thổ, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, đảm bảo cân đối giữa các nội dung quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phát huy sức mạnh của nhân dân và hệ thống chính trị trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo.