26/04/2024 lúc 20:38 (GMT+7)
Breaking News

Ngành Y một nghề "Đặc biệt"!

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày truyền thống của ngành Y, ngày tôn vinh các y, bác sĩ, những người đang làm việc trong ngành Y tế tại Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã có cơ hội gặp và trò chuyện với bác sĩ Võ Minh Thành – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Bác sĩ Võ Minh Thành với hơn 30 năm hoạt động trong nghề, trải qua nhiều năm công tác, với nhiều trường hợp, chứng kiến giây phút sinh tử của biết bao nhiêu người, hơn 30 năm với nghề là hơn 30

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày truyền thống của ngành Y, ngày tôn vinh các y, bác sĩ, những người đang làm việc trong ngành Y tế tại Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã có cơ hội gặp và trò chuyện với bác sĩ Võ Minh Thành – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Bác sĩ Võ Minh Thành với hơn 30 năm hoạt động trong nghề, trải qua nhiều năm công tác, với nhiều trường hợp, chứng kiến giây phút sinh tử của biết bao nhiêu người, hơn 30 năm với nghề là hơn 30 năm chứa đầy những cảm xúc, gắn liền với việc đem lại sự sống, sức khỏe cho cộng đồng.

Chia sẻ với phóng viên: Ngành Y là một ngành được đào tạo đặc biệt, đặc biệt ở đây không phải là sự ưu ái, những người hoạt động trong nghề cũng không mong rằng xã hội, nhà nước ưu ái, đãi ngộ. Mà ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi được đào tạo rằng phải chấp nhận những khó khăn, gian khổ khi đã lựa chọn ngành nghề này. Thế nhưng trong mỗi người thầy thuốc chân chính lại vương mang một nỗi niềm, một nỗi canh cánh mà không thể nào diễn giải được bởi mang phải cái “nghiệp cứu người” nên không cho phép chúng tôi kể lể. Trong khi công việc lao động của người bác sĩ không phải là công việc của một anh kỹ sư hay của một cử nhân thuộc ngành nghề khác mà phải thức khuya dậy sớm, khám hàng trăm bệnh nhân ở phòng khám đòi hỏi sự chính xác rất cao, phải trực đêm ở bệnh viện trách nhiệm vô cùng lớn lao trước sinh mạng của người bệnh.

Bác sĩ Thành đã không khỏi xúc động khi nhớ lại những ngày tháng gắn bó cùng đồng nghiệp, với nghề.

Quả là một áp lực công việc rất lớn đối với người thầy thuốc, nếu so sánh với những ngành nghề khác là cùng học đại học những ngành khác chỉ học 4 năm, ngành y phải học 6 năm. Công việc của người thầy thuốc là công việc đòi hỏi sự chuẩn xác cao, khoa học, phải luôn tìm tòi, hướng đến cái mới nhưng với đồng lương chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu mà mối hiểm nguy luôn rình rập, nào là chuyện chuyên môn, pháp lý, pháp luật, thi đua, chấm điểm, thành tích, những ràng buộc của ngành, của bệnh viện, việc nghiên cứu ứng dụng của người thầy thuốc cũng bị hạn chế nhiều, trong khi những ngành nghề khác có được giây phút thảnh thơi giải trí trong những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết thì những người thầy thuốc phải lao mình vào công việc, phải trực để cho mọi người vui chơi, phải lo cái lo của nhiều người, phải giành lấy sự sống của người bệnh từ tay tử thần.

Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất với nghề, bác sĩ Võ Minh Thành chia sẻ: Bác sĩ đã trải qua rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp, có những ca bệnh dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không giữ được tính mạng bệnh nhân và cũng có những ca phẫu thuật dù đã qua nhiều năm nhưng vẫn không thể quên được. Đó là đêm giao thừa năm 2000, “ năm đặc biệt, giờ đặc biệt, đây là năm đầu tiên của thế kỷ 21, và đúng vào khoảnh khắc giao thừa, một bé gái được sinh tại bệnh viện trong sự chờ đón của gia đình, nhưng điều không may đã xảy đến với bé, bé sinh ra nhưng lại không có hậu môn, sau khi kiểm tra các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật hậu môn cho bé và tất nhiên là ca mổ rất thành công. Mười sáu năm sau tôi lại bất ngờ khi có một bé gái đến cảm ơn, cô bé nhiều năm trước giờ đã cao lớn, và có thành tích học tập rất tốt, đến  chào bác sĩ  để đi du học.

Đối với mỗi y, bác sỹ trách nhiệm vô cùng lớn lao trước sinh mạng của người bệnh.

Và có những trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đặc biệt nguy kịch, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, phẫu thuật gác lại các thủ tục hành chính, dù biết đó là quy định.Tuy vậy nhưng trong quá trình khám, chữa bệnh cũng có trường hợp người nhà bệnh nhân cảm thấy không hài lòng. Các cán bộ, nhân viên y tế hiểu được tâm lý chung của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi tới bệnh viện là lo lắng, nhưng có rất nhiều yếu tố, thứ nhất là tình trạng quá tải trong công việc, thứ hai là những nguyên tắc nghề nghiệp, bác sĩ điều dưỡng, nhân viên y tế phải tập trung những ca bệnh khẩn cấp, cần thiết nhất để có thể giữ lại tính mạng cho bệnh nhân, ghi nhớ lại và xử lý đúng theo chuyên môn.

Nhắc lại những năm tháng sống và làm việc với nghề Y, Bác sĩ Thành đã không khỏi xúc động khi nhớ lại những ngày tháng gắn bó cùng đồng nghiệp, rất nhiều trường hợp bệnh nhân đứng trước tình trạng hiểm nghèo, khó khăn thì những tấm lòng nhân ái của bác sĩ, nhân viên y tế được thể hiện rất rõ, họ sẵn sàng hiến máu, quyên góp tiền, nuôi người bệnh, nuôi những em bé bị bỏ rơi….  nhưng lại không đòi hỏi gì hơn là mong nhận được sự thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn từ xã hội, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân. Để các y bác sĩ luôn muốn làm thật tốt nhiệm vụ của mình và niềm vui đơn giản của họ là thành công trong việc khám chữa bệnh.

 Có những trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đặc biệt nguy kịch, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, phẫu thuật gác lại các thủ tục hành chính, dù biết đó là quy định.

Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam, nói lên điều này để vơi đi những nỗi niềm mà bấy lâu nay đội ngũ y, bác sĩ luôn đau đáu và qua đây phần nào để cho tất cả mọi người hiểu và thông cảm với đội ngũ những người thầy thuốc rằng ngoài nỗi vất vả lo toan vì sự sống và giảm sự khổ đau của người bệnh, vinh dự lớn nhất của người thầy thuốc, chúng tôi còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi và phải luôn đối phó với biết bao những hiểm nguy nếu lơ là mất cảnh giác, chỉ cần thiếu tập trung trong khi thực hiện công tác chuyên môn thì hậu quả sẽ xảy ra. Để xứng đáng là nghề cao quý, mỗi người thầy thuốc cần phát huy vai trò trách nhiệm để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình “Thầy thuốc như mẹ hiền” thì sự nỗ lực của y, bác sĩ là không ngừng nghỉ bác sĩ Thành chia sẻ.