19/04/2024 lúc 14:32 (GMT+7)
Breaking News

"Ngả mũ" trước tuyến đường sắt đô thị tại Triều Tiên

Trong khi các tuyến đường sắt đô (ĐSĐT) thị tại Việt Nam vẫn dang dở và đội vốn lớn gây bức xúc dư luận thì ít ai biết rằng, vào những thập niên 70 -80 của thế kỷ trước, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (sau đây gọi ngắn là Triều Tiên) đã có một hệ thống đường sắt đô thị ngầm hiện đại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.

Trong khi các tuyến đường sắt đô (ĐSĐT) thị tại Việt Nam vẫn dang dở và đội vốn lớn gây bức xúc dư luận thì ít ai biết rằng, vào những thập niên 70 -80 của thế kỷ trước, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (sau đây gọi ngắn là Triều Tiên) đã có một hệ thống đường sắt đô thị ngầm hiện đại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.


Tuyến đường sắt sâu nhất thế giới

Trao đổi với Vietnamhoinhap, ông Nguyễn Đức Huy, Ban Quản lý Đường sắt đô thị (ĐSĐT) TP.HCM cho biết: Cả thế giới phải "ngả mũ" trước Triều Tiên khi thời điểm vào những nâm 1970 họ đã có một hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng và một trong những công trình đồ sộ, quy mô và sâu bậc nhất thế giới, vào khoảng 110 mét dưới lòng đất.

Theo ông Huy, do thiếu kinh phí nên các tuyến đường sắt của Triều Tiên đến nay chưa có nhiều thay đổi so với thời điểm được xây dựng từ những năm 1980 - 1985.

Cụ thể, hệ thống đường sắt chính bao gồm 5 tuyến kết nối với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Trong đó, hai tuyến kết nối với Trung Quốc là hoạt động thường xuyên nhất và có thể là hiện đại nhất. 

Tuy nhiên, nói về đường sắt đô thị tại Thủ đô Bình Nhưỡng, ông Huy luôn nhấn mạnh việc cả thế giới phải kinh ngạc và thán phục. Cho dù hiện tại Triều Tiên vẫn đang sử dụng 2 tuyến đường sắt đô thị cũ là Chŏllima (Thiên Lý Mã) có chiều dài khoảng 12 kilômét, được xây dựng từ năm 1968 và hoàn thành vào tháng 9/1973. Toàn bộ tuyến đường bao gồm các ga Puhung, Yonggwang, Ponghwa, Sŭngni, Tongil, Kaeson, Jonu, và Pulgunbyol.

Tuyến thứ 2 còn gọi là Hyŏksin (Cách Tân) dài khoảng 10 kilômét hoạt động từ tháng 10/1975. Tuyến đường này bao gồm các ga Kwangbok, Konguk, Hwanggumbol, Konsol, Hyoksin, Jonsung, Samhung và Rakwon (riêng nhà ga Kwangmyong đã đóng cửa nằm giữa nhà ga Samhung và Rakwon).

Cho đến năm 2010, ga Puhung và Yonggwang trên tuyến tuyến ĐSĐT Thiên Lý Mã đã mở cửa cho khách quốc tế tham quan. Và từ đó đến nay, khách quốc tế cũng đã được phép tham quan nhiều ga trên cả hai tuyến metro của Bình Nhưỡng như: Cách Tân và Thiên Lý Mã mà không còn bị giới hạn như trước nữa.

Công trình đồ sộ nhưng xây dựng chỉ 5 năm

Về tiến độ xây dựng, ông Nguyễn Đức Huy khẳng định: Đây quả là những công trình kiến trúc thế kỷ với 2 tuyến đường sắt đi ngầm sâu dưới lòng đất, được xây dựng nhanh chỉ trong 5 năm với công nghệ không hề đơn giản.

"Còn nhớ năm 1966, kế hoạch xây dựng metro ở Bình Nhưỡng đã được hoạch định, nhưng 2 năm sau mới bắt đầu triển khai thực hiện. Lúc đó, Liên Xô cử đến Tổng công trình sư và các chuyên gia hàng đầu để thiết kế tổng thể hệ thống, Trung Quốc “san sẻ” các kỹ sư từ Bắc Kinh sang, Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc (nay gồm Cộng hòa Czech và Cộng hòa Slovak) có sự góp tay của các kỹ sư điện, còn Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) có sự tham gia của các nhà kỹ thuật toa xe…"

Với sự viện trợ hào phóng của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong việc cung cấp các bản thiết kế hoành tráng, đầy đủ vật liệu xây dựng, máy móc thi công, trang thiết bị các hệ thống cơ và điện cho metro…, công trường metro Bình Nhưỡng đã được khởi công xây dựng 10,5 km đoạn đầu tiên vào tháng 3/1968 và đã đưa vào khai thác khoảng 7 km vào tháng 9/1973.

Đáng chú ý là metro Bình Nhưỡng không những rất kiên cố, có thể chống bom theo phong cách thiết kế của Liên Xô, Trung Quốc lúc đó… mà còn vượt hơn cả “người anh láng giềng” Trung Quốc với nội thất nhà ga lộng lẫy: các cột cẩm thạch, phù điêu, bích họa… tiệm cận mức độ hoành tráng của metro Moscow.

Ông Nguyễn Đức Huy cũng bật mí: "Metro Bình Nhưỡng là hệ thống sâu nhất thế giới, có những nhà ga nằm sâu đến 110 m dưới mặt đất với các cửa thép chống bom rất kiên cố ở cả hai đầu trên và dưới, mà nghe nói phải mất đến 4 phút để đi bộ và đi thang máy từ mặt đất xuống đến ke ga".

"Đến năm 1975 rồi sau đó 1985, các đoạn còn lại trong hệ thống lần lượt được hoàn thành và chính thức hoạt động. Tuy nhiên, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngày đó có thể tự hào nhất là Bình Nhưỡng đã “về đích” trước Hàn Quốc (khi mà tàu điện ngầm tại Seoul đầu tiên đến tháng 8/1974 mới hoàn thành)".