27/04/2024 lúc 03:03 (GMT+7)
Breaking News

Lao động giúp việc được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Bước đột phá chính sách

VNHN - Điều 29, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ghi rõ: người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền 10 - 15 triệu đồng nếu không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

VNHN - Điều 29, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ghi rõ: người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền 10 - 15 triệu đồng nếu không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

Chủ yếu là thỏa thuận... miệng

Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho lao động giúp việc đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Trong đó có Bộ luật Lao động; Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình; Thông tư số 19/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP… Việc ban hành các văn bản trên trên được đánh giá là bước đột phá về chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho lao động giúp việc. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng pháp luật vào quan hệ lao động này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Nhiều người lao động và sử dụng lao động chưa biết hoặc biết nhưng không thực hiện các quy định của pháp luật vẫn diễn ra. Tình trạng người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình không ký hợp đồng lao động, chủ yếu là thỏa thuận miệng với những nội dung rất đơn giản, sơ sài vẫn là hiện tượng phổ biến.

Nguồn: ITN

Theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trường hợp người sử dụng lao động (chủ nhà) không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc sẽ bị xử phạt ở mức 10-15 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15.4.2020.

Khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) cho thấy, có tới 98,7% lao động giúp việc gia đình không được hưởng chính sách an sinh xã hội như quyền chi trả một phần bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, hầu hết người giúp việc gia đình không ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng. Vì vậy, những quyền lợi bảo đảm an sinh xã hội như hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, nghỉ ốm vẫn được trả công, tai nạn nghề nghiệp… chưa được bảo đảm.

Khi được trao đổi về những vấn đề trên, chị Đỗ Thị Ngát (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đang làm giúp việc cho một gia đình tại quận Đống Đa, Hà Nội tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi làm giúp việc cho nhà cô chú được 3 năm rồi, tôi chỉ quan tâm đến tiền lương hàng tháng chứ không biết gì về những quy định trên. Hơn nữa, ngoài tiền lương hàng tháng, tôi cũng không thấy cô chú ấy bảo phải ký hợp đồng hay đóng bảo hiểm gì…”. Chị Ngát cho rằng, quy định này quá tốt cho những người giúp việc như chị, khi chẳng may bị ốm đau cũng đỡ lo phần nào. Không giống như chị Ngát, mặc dù có biết đến quy định chủ nhà phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho những đối tượng lao động như mình nhưng chị Trần Thị Tình (huyện Đô Lương, Nghệ An) lại có quan điểm là “tìm được chỗ làm lương tốt, chủ nhà tốt đã khó rồi, tôi cũng không dám đòi hỏi gì thêm, chủ nhà có cho thì cho. Chứ nếu chủ nhà mua mà trừ vào tiền lương thì tôi cũng không đồng ý, lương giúp việc nhà có nhiều nhặn gì đâu. Mình mà đòi hỏi nhiều lỡ họ không thuê nữa lại phải mất công đi tìm việc nơi khác...”.

Cơ chế nào để thực thi?

Xuất phát từ thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động; bảo hiểm xã hội; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có các quy định về phạt hành chính đối với những hành vi không thực hiện kí cam kết hợp đồng, không trả số tiền tương ứng để lao động giúp việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Theo đó, nếu chủ nhà vi phạm sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 10 - 15 triệu đồng.

Đánh giá việc ban hành mức xử phạt hành chính đối với lĩnh vực lao động giúp việc, Luật sư Lê Anh Tuấn, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, đây là bước đi cần thiết để những quy định, chính sách bảo đảm quyền lợi cho lao động giúp việc đi vào đời sống. Tuy nhiên, theo Luật sư Lê Anh Tuấn, nếu không làm quyết liệt trong đó không có sự giám sát chặt từ mỗi địa phương thì quy định này khó đi vào đời sống. “Người giúp việc hiện nay đa số không hiểu biết về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên dù trong luật đã quy định người giúp việc cũng được coi là người lao động, họ được ký hợp đồng lao động để bảo đảm quyền lợi và được đóng bảo hiểm xã hội thì nhiều người vẫn không có nhu cầu đòi quyền lợi cho mình. Việc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật là một khó khăn lớn trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi có xâm phạm xảy ra.

Thực tế tại Hà Nội, quá trình triển khai Dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình trong tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với GFCD triển khai từ năm 2017 - 2021 cho thấy, thông qua triển khai dự án đã thành lập 15 câu lạc bộ, với 538 thành viên, sinh hoạt định kỳ 4 lần/năm với nhiều nội dung đa dạng, phong phú. Đặc biệt, dự án đã hỗ trợ kiến thức pháp luật cho người giúp việc và gia chủ hiểu sự cần thiết của hợp đồng lao động, đến nay, đã có 43 lao động giúp việc gia đình tham gia dự án được ký hợp đồng lao động và được chủ nhà trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.