27/04/2024 lúc 01:20 (GMT+7)
Breaking News

"Khoảng chờ" cho doanh nghiệp khi bước ra biển lớn

VNHN - Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid – 19 mặc dù có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, song thời gian này cũng chính là “khoảng chờ” để nước ta tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, sửa đổi các văn bản pháp luật về thực thi CPTPP, nâng cao năng lực cho bộ phận phụ trách CPTPP.

VNHN - Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid – 19 mặc dù có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, song thời gian này cũng chính là “khoảng chờ” để nước ta tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, sửa đổi các văn bản pháp luật về thực thi CPTPP, nâng cao năng lực cho bộ phận phụ trách CPTPP.

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), CPTPP được đánh giá là những FTA quan trọng nhất của Việt Nam, với cam kết ở mức cao và rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, có thể xuất khẩu hiệu quả vào các khu vực này như dệt may, giày dép, điện thoại, thủy hải sản… Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, xuất khẩu của nước ta sang thị trường CPTPP dự kiến tăng 4,04% đến năm 2035, tương đương một năm tăng khoảng 700 triệu USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong CPTPP để được ưu đãi thuế quan thì hàng hóa Việt Nam phải có chứng nhận xuất xứ Việt Nam, đạt tỷ lệ nội địa hóa nhất định. Do vậy, cần nỗ lực tăng tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đã cam kết. Về vấn đề này, Bộ Công thương cho biết, trong thời gian qua đã thường xuyên phối hợp với các tổ chức được Bộ này ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) CPTPP triển khai tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp C/O và hướng dẫn kịp thời về xuất xứ hàng hóa cho DN dự kiến xuất khẩu đi thị trường các nước thành viên CPTPP.

Theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương), từ khi CPTPP được triển khai trong thực tiễn, kết quả hoạt động xuất khẩu đã thể hiện các DN Việt Nam bước đầu khai thác tốt thị trường này. Nhất là 2 thị trường trong khối CPTPP mà nước ta chưa từng có FTA là Canada và Mexico. Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, thực tế cho thấy, quá trình thực thi CPTPP của các DN xuất khẩu đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận ngay từ năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực.

CPTPP được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. Ảnh: TTXVN

Chúng ta đã tận dụng những cơ hội đến từ hiệp định này tốt hơn dự báo ban đầu. Bên cạnh đó, để hỗ trợ hiệu quả nhất cho DN, Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O) trong CPTPP, nhằm tạo thuận lợi để DN có thể tận dụng ưu đãi thuế quan và sẽ đưa vào thực thi ngày 8/5 tới. Cụ thể: Thông tư số 06/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp CPTPP. Trong đó, mẫu C/O mẫu CPTPP mới được ban hành kèm theo thông tư này với sửa đổi, bổ sung tại các ô số 1, 2, 3, 5 và 11.

Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP cũng được sửa đổi tương ứng tại phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT. Cụ thể, đối với thị trường Canada, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 3 tháng đầu năm 2020, nước ta xuất khẩu sang Canada ước đạt 858 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ, với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, giày dép, thủy sản, chè, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ. 

Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Mexico cũng đạt hơn 727 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, giày dép, dệt may. Có thể khẳng định, việc kịp thời ban hành mẫu C/O mới theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BCT, thay thế mẫu sẽ góp phần giúp tháo gỡ vướng mắc của một số DN khi xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP, tạo thuận lợi hơn cho DN trong nước tận dụng cơ hội từ việc hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại hiệp định này.

Được biết, chiều ngày 31/3, ngay sau khi có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid - 19, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai các biện pháp ứng phó. Trong đó, bàn về các hoạt động thương mại, Bộ trưởng chỉ đạo, hoạt động xuất nhập khẩu cần được tiếp tục duy trì, đặc biệt là việc cấp các giấy phép xuất nhập khẩu, cấp C/O cho DN không để xảy ra tình trạng gián đoạn. Tuy nhiên cần lưu ý phải có phương án, hướng dẫn cụ thể và hiệu quả cho DN.

“Song song với việc triển khai các giải pháp toàn diện để hỗ trợ DN và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh, nước ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng đón nhận các cơ hội sau dịch bệnh, nhất là việc giúp DN tận dụng các cơ hội đến từ các FTA “khủng” như CPTPP, EVFTA…nhằm giúp xuất khẩu phục hồi nhanh và tăng trưởng vượt bậc sau dịch bệnh”, ông Hải nhấn mạnh.

Song, theo phản ánh của các DN xuất khẩu, có một số nước thành viên CPTPP cho rằng C/O mẫu CPTPP của Việt Nam thiếu lời văn chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu theo quy định của hiệp định, Ngay sau khi nhận được thông tin này, Bộ Công thương đã kịp thời gửi văn bản gửi các cơ quan, tổ chức cấp C/O đề nghị hướng dẫn thương nhân kê khai thêm nội dung này tại C/O mẫu CPTPP theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, đối tác.