27/04/2024 lúc 08:08 (GMT+7)
Breaking News

Hóa chất Đức Giang Lào Cai: Điểm sáng trong sản xuất kinh doanh của đất nước

VNHN - Công ty THHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai với tổ hợp gồm các nhà máy: Nhà máy sản xuất photpho, nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy axit photphoric trích ly, nhà máy sản xuất axit photphoric thực phẩm, nhà máy phụ gia thức ăn gia xúc DCP  với tổng công xuất hơn 700 ngàn tấn...

VNHN - Công ty THHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai với tổ hợp gồm các nhà máy: Nhà máy sản xuất photpho, nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy axit photphoric trích ly, nhà máy sản xuất axit photphoric thực phẩm, nhà máy phụ gia thức ăn gia xúc DCP  với tổng công xuất hơn 700 ngàn tấn, thu hút gần 1700 lao động, đóng góp cho ngân sách 3 năm (2017, 2018, 2019) 1082 tỉ. Công ty khổng lồ đứng trên mảnh đất biên cương Lào Cai này chống chọi với dịch Covid–19 ra sao? Công tác sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên thế nào?….đó là những điều nhóm phóng viên chúng tôi muốn tìm  hiểu.

Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai nằm trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

Tằng Loỏng là một thung lũng bằng phẳng, có chiều dài hơn 10 cây số, diện tích 36,12km2. Do điều kiện xung quanh thung lũng là đồi núi đất thấp, hệ thống khe suối dày đặc, dân cư thưa thớt, đủ điều kiện cho việc xây dựng Khu công nghiệp nên từ những năm 80 của thế kỷ 20 nơi đây đã được lựa chọn xây dựng nhà máy Tuyển quặng Apatit. Vào thời điểm đó công trình lớn chỉ đứng sau công trình thủy điện sông Đà này với sự viện trợ về nguồn vốn, máy móc thiết bị và các chuyên gia Liên Xô, Tằng Loỏng thực sự là công trường lớn thu hút hàng vạn lao động đủ các ngành nghề từ khắp nơi trên Miền Bắc đất nước đổ về. Năm 1991 Đông Âu tan vỡ đã làm chững lại cả một cơ ngơi công nghệ đồ sộ ngốn của Quốc gia cả mấy ngàn tỷ đồng, hàng trăm héc ta đồi núi không lúc nào ngừng tiếng máy cùng gần 40 km đường bê tông, 40 km đường sắt, hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị của một nhà máy chưa hoàn thiện nằm ngổn ngang suốt từ ngã ba Xuân Giao tới tận nhà máy Tuyển, các dãy nhà 2, 3 tầng của các khu A, B, C, Khu Chuẩn bị sản xuất… chết lặng trong hoang vu.  Sau khi tách tỉnh, với sự vào cuộc của tỉnh Lào Cai, của đất nước, với sự nỗ lực bền bỉ, sáng tạo của cán bộ công nhân viên công ty Apatit Việt Nam, Tằng Loỏng dần được hồi sinh, nhà máy Tuyển đi vào chạy thử và cho những sản phẩm đầu tiên, song cho mãi đến đầu thế kỷ 21, khi luồng gió đổi mới, hội nhập lan tỏa, thiết thực thì Khu Công nghiệp Tằng Loỏng mới chính thức được lấp đầy và có những đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Giám đốc Phạm Văn Hùng 

Tiếp chúng tôi tại phòng Giám đốc của Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai là Giám đốc Phạm Văn Hùng - người Giám đốc thuộc thế hệ 8x, ấn tượng đầu tiên đó là trong căn phòng giám đốc đơn sơ chỉ gồm 1 bàn làm việc, một bộ bàn ghế tiếp khách, một máy điều hòa, một tủ lạnh, tất cả đều cổ lỗ sĩ, tiện nghi không bằng một phòng lãnh đạo cấp xã vùng cao hiện nay.Trẻ trung, hiểu biết, tự tin, hết lòng với công việc, giám đốc Hùng cho chúng tôi biết tổ hợp hóa chất Đức Giang Lào Cai hiện đại ngang tầm khu vực được đi vào hoạt động từ cuối năm 2014. Trong những năm qua tổ hợp nhà máy đã đào tạo, tuyển dụng gần 1700 lao động, trong đó có gần 90% là con em các dân tộc trong khu vực Tằng Loỏng, nơi ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy.Cán bộ công nhân viên làm việc được các chế độ ưu đãi rất cụ thể như: Với công nhân mới ký hợp đồng đều được thưởng 1-2 triệu vào các ngày lễ,tết,công nhân làm việc trên 1 năm hàng năm đều được công ty tổ chức đi du lịch 01 lần tương đương 8 triệu đồng,công nhân làm việc trên 5 năm xây nhà đều được hỗ trợ 100 triệu,đặc biệt công ty hàng năm đều có chế độ cho con em mỗi hộ đầu năm học mới là 8 triệu đồng,phát quà cho con em cán bộ,công nhân viên và trẻ em trên địa bàn vào các ngày lễ như quốc tế thiếu nhi,trung thu.

 Năm 2019 doanh thu của nhà máy đạt 5091 tỷ đồng, nộp ngân sách 345 tỷ (năm 2017 là 330 tỉ,năm 2018 là 407 tỷ), thu nhập bình quân của công nhân hơn 14 triệu đồng, một con số ấn tượng mà có lẽ rất ít doanh nghiệp trên đất nước đạt được. Và ngay 6 tháng đầu năm này, khi dịch Covid–19 hoành hành khắp thế giới làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng lại hoặc gián đoạn thì nhà máy hóa chất Đức Giang Lào Cai vẫn tổ chức sản xuất bình thường để đảm bảo tiến độ và mục tiêu đề ra, đặc biệt trong chiến dịch chung tay vì cộng đồng chống Covid –19 vừa qua công ty và cán bộ công nhân viên đã ủng hộ 638 triệu,ủng hộ đồng bào Miền Nam chống hạn ngập mặn 483 triệu,các năm trước ủng hộ hạn hán và từ thiện xã hội 505 triệu.Công ty cũng đặc biệt quan tâm tới cơ sở vật chất,học tập và sinh hoạt của con em,đã ủng hộ và xây mới thêm cho các trường học trên địa bàn như trường mầm non Xuân Giao,mầm non Sơn Ca Tằng Loỏng,trường tiểu học Sàng Ma Sáo huyện Bát Xát với kinh phí khoảng 4 tỉ đồng.Chúng tôi bất ngờ và ngạc nhiên khi đến thăm quan khu tập thể dành cho cán bộ công nhân viên được công ty đầu tư kinh phí lên tới 82 tỉ đồng với khuôn viên rộng rãi,thoáng mát phủ rợp bóng cây xanh bao gồm 140 căn hộ đầy đủ tiện nghi có bể bơi, sân bóng đá,bóng truyền,khu vui chơi cho trẻ em....

Khu tập thể dành cho CBCNV được công ty đầu tư kinh phí lên tới 82 tỉ đồng với khuôn viên rộng rãi,thoáng mát phủ rợp bóng cây xanh bao gồm 140 căn hộ đầy đủ tiện nghi có bể bơi,sân bóng đá,bóng truyền,khu vui chơi cho trẻ em....

Giám đốc Hùng hồ hởi đưa chúng tôi đi tham quan cơ sở sản xuất của tổ hợp, đó là nhà máy Phốt pho vàng có công suất lên tới 40.000 tấn/ năm, và là nhà máy sản xuất Phospho lớn nhất từ trước đến nay của nước ta trên quy mô công nghiệp cũng như công suất; nhà máy A xít Phosphoric trích ly, là đầu tiên của đất nước sản xuất được axit trích ly, nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất được phân bón cao cấp DAP, Map, Supe lân giàu với chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (mgpa) với công xuất 160.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất chất phụ gia được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm, nhà máy có công suất STPP lên tới 20.000 tấn/năm và SHMP: 10.000 tấn/năm. STPP và SHMP đã góp phần quan trọng trong ngành thực phẩm nói riêng và ngành công nghiệp nói chung; nhà máy Axit phosphoric thực phẩm có công suất 30.000 tấn/năm; nhà máy Supe lân giàu có công suất lên tới 100.000 tấn/năm; nhà máy phân bón NPK với công suất lên tới 100.000 tấn/năm; nhà máy phân bón tổng hợp MAP với công suất lên tới 60.000 tấn/năm, cùng một số cơ sở sản xuất lớn khác. Sự đầu tư máy móc hiện đại, đồng bộ, hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học cùng sự lao động miệt mài, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy và những sản phẩm của họ làm ra hàng ngày đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Với “Mục tiêu lớn đòi hỏi những nỗ lực lớn” do Tổng Công ty đề ra nhà máy Hóa chất Đức Giang Lào Cai đã và đang khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường tương lai, những sản phẩm của nhà máy đang góp phần vào sự phát triển thịnh vượng chung của đất nước.

Khi chúng tôi kết thúc bài báo nay thì nhận được tin vui, ngày 01 tháng 6 năm 2020 Fobes Việt Nam công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2020 trong đó có Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Danh sách 2020 Fobes Việt Nam đánh dấu sự lên ngôi của nhóm các cổ phiếu phòng thủ hoặc ít chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như: dược phẩm, xây lắp, hàng tiêu dùng, vật liệu, tài chính…, các công ty trong danh sách 2020 được Fobes xếp hạng có phải có nền tảng vững vàng, không chỉ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2019 mà còn kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách nhất trong 10 năm qua, đây là niềm tự hào của CTCP tập đoàn Hóa Chất Đức Giang trong đó có có Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai.

Đoàn Hữu Nam – Lê Vũ