27/04/2024 lúc 00:20 (GMT+7)
Breaking News

Bao giờ Pháp luật cho phép cộng đồng LGBT được kết hôn hợp pháp?

VNHN - Thực tế là dù pháp luật không cho phép, nhiều đôi đồng tính vẫn sống chung với nhau nhưng họ bị mất đi nhiều quyền lợi bởi không được luật pháp công nhận. Năm 2014 Dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân gia đình đề xuất bỏ cấm hôn nhân đồng giới và đã được Quốc hội thông qua, thế nhưng lại bỏ ngỏ việc hợp thức hóa hôn nhân của họ. Cho đến nay, Dự thảo này vẫn chưa được thông qua, trong khi cộng đồng LGBT vẫn đang mòn mỏi chờ ngày được cầm trên tay tờ giấy đăng ký kết hôn.

VNHN - Thực tế là dù pháp luật không cho phép, nhiều đôi đồng tính vẫn sống chung với nhau nhưng họ bị mất đi nhiều quyền lợi bởi không được luật pháp công nhận. Năm 2014 Dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân gia đình đề xuất bỏ cấm hôn nhân đồng giới và đã được Quốc hội thông qua, thế nhưng lại bỏ ngỏ việc hợp thức hóa hôn nhân của họ. Cho đến nay, Dự thảo này vẫn chưa được thông qua, trong khi cộng đồng LGBT vẫn đang mòn mỏi chờ ngày được cầm trên tay tờ giấy đăng ký kết hôn.

Kỳ 1: Ước gì có thể cho “vợ” một danh phận!

Thử tìm kiếm trên facebook tên của một số nhóm cộng đồng LGBT, chúng tôi nhận thấy 99% đều để ở dạng “nhóm kín”, trong khi đa số các cộng đồng mạng khác để ở chế độ công khai. Điều đó cho thấy cộng động LGBT đang cố “ẩn mình” khỏi thế giới. Trong thế giới riêng như ốc đảo đó của họ, cũng có vui, có buồn, có những câu chuyện làm rơi nước mắt.

Thâm nhập vào một số trang mạng dành cho cộng đồng LGBT trên mạng xã hội facebook, nhóm chúng tôi tiếp cận được với một số “nickname”của cộng đồng và được nghe họ chia sẻ về câu chuyện đẫm nước mắt trước số phận của người đồng tính, những người mang thân phụ nữ nhưng tâm hồn của đàn ông và ngược lại.

Bạn Trần Thanh Thúy, sinh năm 1995, ở nhà thường gọi là Zô (hiện tại đang sử dụng tài khoản Facebook là “Anh Ba Tê”), sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, một trong những thành phố "thoáng" nhất trong vấn đề giới tính ở Việt Nam, thế nhưng Thúy kể, để được gia đình và họ hàng cũng như mọi người xung quanh chấp nhận như bây giờ thì Thúy cũng đã phải trải qua rất nhiều gian nan cùng với bao nhiêu nước mắt. 

Từ nhỏ, Thúy đã có tính cách rất mạnh mẽ như đàn ông, mọi người xung quanh và bạn bè vẫn thường trêu đùa gọi Thúy  là "Thúy đàn ông". Và cho đến năm lớp 8, Thúy bắt đầu thấy trong cơ thể mình có gì đó rất khác, Thúy không thích đàn ông mà lại rung động trước con gái, cũng năm đó Thúy yêu một cô gái học cùng lớp, lúc ấy Thúy vẫn để tóc dài như con gái bình thường.

Hết năm lớp 9, do điều kiện gia đình mà Thúy bỏ ngang việc học, đồng thời cũng chia tay mối tình đầu nên Thúy quyết định cắt tóc như con trai mà không nói cho ai biết. Thúy kể, lúc mới bước về nhà, tất cả mọi người dị nghị, hàng xóm nói ra nói vào, bố mẹ Thúy tuy không quá gay gắt nhưng cũng rất bất ngờ, và cảm thấy ái ngại với hàng xóm nên bố mẹ Thúy nói rất nhiều khuyên rất nhiều.

Mẹ Thúy hỏi trong nước mắt; "Tại sao con lại như thế? Con có thể để tóc dài nhưng làm gì con muốn cũng được mà". Thúy trả lời mẹ: "Bởi vì con cảm thấy không hài lòng với cơ thể của con hiện tại, và cả những gì con có".

Mặc những lời khuyên, những giọt nước mắt của bố mẹ, người thân, cùng với những đau khổ của chính bản thân mình, Thúy đã “vật lộn” với ước muốn có thể sống với giới tính thật của mình, nhưng cũng đau đớn vì biết khó lòng có thể vượt qua định kiến của xã hội, nhất là việc đó sẽ dẫn đến gia đình đảo lộn cuộc sống. 

“Suốt một thời gian dài, bố mẹ em vẫn không tin rằng con mình mang trong mình một dòng máu, một giới tính khác, mà chỉ là phong trào theo phong cách tomboy. Mẹ em thường thủ thỉ "thôi con ơi, chơi như vậy đủ rồi, con trở về bình thường đi, quay về làm con gái đi, lấy chồng giống như các bạn gái khác, con như vậy con sẽ khổ lắm, bố mẹ thương con, thương cho số phận, không ai được chọn giới tính cho mình, nhưng sinh ra là con gái con gồng mình là đàn ông để lo lắng cho một người phụ nữ thì sẽ rất mệt mỏi và nhiều khó khăn, con sẽ kiệt sức đấy".

Nghe những lời mẹ nói, em đã rơi nước mắt hàng đêm. “Tuy thế, nhưng gia đình em vẫn chưa bao giờ mắng chửi nặng lời, hay chê bai giới tính của em, thà rằng gia đình kì thị hoặc nói khó nghe thì em còn thấy đỡ, đằng này cả nhà rất thương em và cũng chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ như vậy làm em càng thấy dằn vặt bản thân hơn, đau khổ hơn”, Thúy chia sẻ.

Mặc dù đến nay gia đình đã chấp nhận con người của Thúy nhưng vẫn còn đó sự trăn trở khi pháp luật không cho phép kết hôn một cách hợp pháp.

Mặc cho những lời khuyên can, những dị nghị Thúy vẫn kiên định sống thật với bản thân mình và cho đến bây giờ, trải qua ba cuộc tình với ba người con gái thì gia đình Thúy dần chấp nhận. Hiện tại, Thúy yêu một cô gái hơn mình khá nhiều tuổi, gia đình Thúy cũng rất đón nhận, thậm chí đã đưa cô gái đó về sống chung với gia đình và xem như "con dâu". Thế nhưng, hạnh phúc làm sao có thể trọn vẹn khi Thúy và “vợ” vẫn cảm thấy như mình đang sống “chui” lủi dưới búa rìu của dư luận, và trên hết là pháp luật không công nhận? bao giờ “vợ” của Thúy mới có một danh phận theo đúng nghĩa?

Còn bạn Nguyễn C., sinh năm 1990 (tài khoản facebook là Kat Khểnh), hiện đang ở Hiệp Hoà, Bắc Giang thì không được may mắn như Thúy, C. phát hiện mình là người đồng tính năm 18 tuổi. C chia sẻ rất nhiều về cuộc đời của mình cùng với cuộc hôn nhân không tình yêu với một người đàn ông trên các diễn đàn LGBT và nhận được nhiều sự đồng cảm của cộng đồng.

Từ bé C. đã rất thích mặc quần áo con trai, nhưng vì cuộc sống ở quê cổ hủ hơn thành phố rất nhiều nên C. vẫn cố gắng để tóc dài và tự đánh lừa mình bằng suy nghĩ mình là một người con gái bình thường.

Sinh ra trong một gia đình nghèo không có tiền để được đi học cao, C. đã phải nghỉ học sớm và đi làm sớm, tự lập về mọi thứ.

“Từ năm 14 tuổi đến năm 18 tuổi em thấy mình có cảm xúc với con gái, thích được chăm sóc va ga lăng với phụ nữ, nhưng thời điểm đó em chưa biết gì về khái niệm ‘thế giới thứ 3’, lúc ấy em rất hoang mang và lo sợ nên chỉ biết tìm đến những người giống mình để chia sẻ, tìm kiếm sự đồng cảm. Từ lúc 18 tuổi đến năm 23 tuổi em gần như sống khép kín không giao lưu với ai. Năm 24 tuổi lúc đó bố mẹ em bệnh tật nhiều, rất yếu, vì thế gia đình em đã thúc dục em lấy chồng”, C. chia sẻ.

C. cũng giống rất nhiều người đồng tính, vì áp lực gia đình vì thương bố mẹ, năm 24 tuổi đó C đã quyết định lấy chồng theo ý nguyện của bố mẹ, nhưng cuộc hôn nhân không tình yêu kéo dài được 3 tháng thì ly thân. Rất may mắn là trong khoảng thời gian này C. mang bầu, và C. quyết định giữ lại đứa bé. Đến khi con C. được hơn một tuổi thì C. hoàn tất thủ tục ly hôn, và C. đã không ngần ngại thừa nhận với chồng về giới tính thật của mình.

“Lúc ấy, gia đình chồng biết chuyện, mẹ chồng em còn nghĩ đó là bệnh nên cho em tiền đi chữa bệnh. Quãng thời gian đó là cm, anh ấy là người bình thường, chẳng có tội tình gì, vì em mà lỡ dở nhân duyên”, C. tâm sự.uộc đấu tranh khủng khiếp trong nước mắt. Sự giằng co của bản thân, sự giằng kéo của người trong gia đình, của chồng… khiến em nhiều lúc mệt mỏi chỉ muốn chết đi cho hết nợ với đời. Nhưng vì nghĩ đến con nên em đã cố gắng vượt qua tất cả. Chỉ thương chồng e

Sau khi công khai với gia đình chồng thì C. bắt đầu hành trình thuyết phục bố mẹ đẻ và phải mất rất nhiều năm để C. chứng minh với bố mẹ rằng bản thân mình có thể làm được tốt vai trò của mình dù là “les” đi chăng nữa. Thời gian trôi đi, đồng nghĩa với việc nước mắt cũng rơi đến cạn khô, nhưng C luôn cố gắng phấn đấu để thành đạt, cuối cùng nỗ lực của C. cũng được bố mẹ chấp nhận.

Vào tháng 3 năm 2017, qua một diễn đàn về LGBT, C quen Phạm H. quê Hải Phòng. Vì H. trước giờ yêu con trai, chưa bao giờ yêu con gái vì thế 2 người rất lo sợ trước áp lực gia đình của H. Nhưng một lần nữa, số phận lại mỉm cười với C. khi mà mẹ bạn gái theo Phật pháp nên rất hiểu biết, thấy con gái mình hạnh phúc và được C. thực sự yêu thương bà đã chấp nhận ngay từ lần đầu gặp gỡ C. Đến nay, C. và H. đã ở bên nhau hơn một năm, rất thành công trong công việc, mua được nhà và ô tô, và có cuộc sống hạnh phúc.

Mặc dù rất hạnh phúc và thành đạt, nhưng C vẫn luôn trăn trở vì không thể cho “vợ” một danh phận.

“Em dự tính sang năm sẽ kết hôn và sinh thêm một em bé nữa. Mặc dù cuộc sống khá viên mãn nhưng em vẫn canh cánh trong lòng, vì cho dù có yêu đến mấy, có giàu có đến mấy nhưng nếu không có sự ràng buộc về mặt pháp lý thì cuộc sống của mình vẫn không thể trọn vẹn. Em cảm thấy thương bạn gái rất nhiều vì không thể cho bạn ấy một danh phận, một tờ giấy đăng ký kết hôn, điều mà bất kì người con gái nào cũng mong muốn”, C. trăn trở. 

Thúy và C. cũng chỉ là một con số rất nhỏ trong cộng đồng những người LGBT đã và đang “kết hôn chui”. Và hơn ai hết, họ khao khát cho nhau một danh phận để có thể yên tâm cùng nhau đi hết đoạn đường đời.

Kỳ 2: Những cuộc tình đẫm nước mắt vẫn luôn xảy ra với người nổi tiếng.