27/04/2024 lúc 04:51 (GMT+7)
Breaking News

Bãi sậy – Sông Đầm: Vẻ đẹp kỳ bí được thiên nhiên ban tặng cho TP Tam Kỳ, Quảng Nam

VNHN - Bãi Sậy – Sông Đầm không chỉ là nơi che giấu, bảo vệ an toàn tuyệt mật cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú giúp bà con nông dân các xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phát triển kinh tế. Đặc biệt nơi đây đã và đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với vẻ đẹp kỳ bí.

VNHN - Bãi Sậy – Sông Đầm không chỉ là nơi che giấu, bảo vệ an toàn tuyệt mật cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú giúp bà con nông dân các xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phát triển kinh tế. Đặc biệt nơi đây đã và đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với vẻ đẹp kỳ bí.

Bãi Sây – Sông Đầm Vẻ đẹp kỳ bí được thiên nhiên ban tặng, tọa lạc tại thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).Với lợi thế là quanh năm nước chảy hiền hoà, lắm cá nhiều tôm và các loại chim di trú rất phong phú nên được ví như “lá phổi xanh” với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới. 

Bãi Sây – Sông Đầm tọa lạc tại thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) được hình thành từ thời xa xưa với diện tích tự nhiên khoảng 180ha, trong đó diện tích Bãi Sậy chiếm hơn 40ha, mực nước sâu trung bình 1,6m. Do địa hình phức tạp, lau sậy um tùm nên ai muốn đi vào bên trong Bãi Sậy phải là người am hiểu và thông thạo địa hình mới có thể dùng ghe nhỏ chống sào men theo những lối mòn vào bên trong Bãi Sậy. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nhân dân các xã vùng Đông Tam Kỳ đã chọn nơi đây làm căn cứ. Che giấu cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang, du kích, quân chủ lực V12, V18 và các đơn vị đặc công E70, 72, 74 ém quân an toàn, tập kết lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch ở đồi An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín mở rộng vùng giải phóng. Đồng thời kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận làm mất nhuệ khí của quân thù góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên mùa xuân lịch sử năm1975.

 Với lợi thế là quanh năm nước chảy hiền hoà, lắm cá nhiều tôm và các loại chim di trú rất phong phú nên bà con ngư dân các địa phương trong vùng đã sử dụng cọc tre và các loại gỗ củi để làm hàng chục cái nò chươm. Bên cạnh đó bà con nông dân còn trồng hàng chục ha sen xen lẫn trong màu đỏ của hoa súng, màu xanh của cói, của lau sậy…hòa quyện với màu xanh của trời cùng với những tiếng kêu gọi bầy của các loại chim tạo nên những âm thanh vừa xa, vừa gần, vừa quen, vừa lạ, vừa ảo, vừa thật. Đa âm thanh, đa sắc màu huyền ảo như những bức tranh thủy mạc. Ngồi trên chiếc thuyền gỗ được lắp máy nổ đuôi tôm chạy dọc theo dòng sông Đầm chúng ta dễ bắt gặp những con cá quẫy đuôi nhảy lên khỏi mặt nước, những chú chim bói cá lặn hụp trong dòng nước để bắt mồi, những đàn cò trắng phau, hàng ngàn con diệc và bồ nông bay lượn soi mình xuống dòng nước xanh mát. Cùng với tiếng nói, tiếng cười râm ran khi bà con nông dân vây lưới bắt được những con cá gáy (chép), cá tràu, cá trê, cá rô… nặng vài ba ký từ trong chươm và tha hồ hít thở không khí trong lành với ngút ngàn hương sen như chúng ta đang phiêu du vào vùng đất Đồng Tháp Mười.

  Bãi Sậy – Sông Đầm là chứng nhân của những chiến công hiển hách mà cán bộ, nhân dân huyện Tam Kỳ xưa, thành phố Tam Kỳ nay nói chung, các xã vùng Đông nói riêng đã làm nên. Đây không chỉ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau mà còn là “lá phổi xanh” với nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đang được bảo tồn và phát huy gía trị.

Những hình ảnh Bãi Sậy – Sông Đầm (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) qua ống kính của tác giả Nguyễn Điện Ngọc

     

     

 Bình minh trên sông Đầm. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Người dân thả lưới bắt cá trên sông Đầm. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Không chỉ mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá mà người dân ở khu vực Bãi Sậy - sông Đầm còn phát triển kinh tế bằng nghề trồng sen. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Người dân thu hoạch hoa súng trên sông Đầm.

 Bãi Sậy – sông Đầm nơi che giấu, bảo vệ an toàn tuyệt mật cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Đàn cò ốc (bồ nông) di trú tại sông Đầm ngày càng nhiều, những tiếng kêu gọi bầy của các loại chim tạo nên những âm thanh đa sắc màu huyền ảo như những bức tranh thủy mạc. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Không chỉ mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá mà người dân ở khu vực Bãi Sậy - sông Đầm còn phát triển kinh tế bằng nghề trồng sen. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc

Với lợi thế là quanh năm nước chảy hiền hoà, lắm cá nhiều tôm và các loại chim di trú rất phong phú nên được ví như “lá phổi xanh” với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái cần được phát huy trong thời gian tới. Ảnh Nguyễn Điện Ngọc