27/04/2024 lúc 00:36 (GMT+7)
Breaking News

Áp lực thiếu đơn hàng của doanh nghiệp thủy sản

VNHN - Diễn biến dịch Covid- 19 còn rất phức tạp, do vậy dự báo tình hình XK tiếp tục bị tác động. Tình trạng hoãn, hủy đơn hàng, kèm theo vận tải hàng hóa khó khăn khiến nhiều DN thiếu vốn để duy trì hoạt động.

VNHN - Diễn biến dịch Covid- 19 còn rất phức tạp, do vậy dự báo tình hình XK tiếp tục bị tác động. Tình trạng hoãn, hủy đơn hàng, kèm theo vận tải hàng hóa khó khăn khiến nhiều DN thiếu vốn để duy trì hoạt động.

Từ tháng 3, thị trường Trung Quốc bắt đầu có các đơn hàng trở lại, nhưng không nhiều, chưa kể dù giá chào bán đã thấp hơn so với trước dịch, song khách hàng tại thị trường này vẫn muốn ép giá. Trước khó khăn của DN, chiều 30/3, Vasep cùng các hiệp hội ngành dệt may, da giày ký văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn cho DN.

Trong đó, về bảo hiểm xã hội (BHXH), trước mắt cho phép DN và người lao động (NLĐ) ngừng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tùy theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng. Dùng tiền kết dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ, 50% còn lại DN tự lo. Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (Vasep) ước tính, XK thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 549 triệu USD. Trong đó, XK sang những thị trường lớn đều giảm mạnh.

XK sang Liên minh châu Âu (EU) giảm sâu nhất với 40%, Trung Quốc 25%, Hàn Quốc 24%, Nhật Bản 19%. Như vậy, tính đến hết quý I//2020, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD. Trong đó, XK cá tra giảm mạnh nhất với mức 31%, chủ yếu do giảm sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm, các mặt hàng hải sản giảm sâu, chỉ có XK tôm giảm nhẹ với 4,3%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong quý I/2020. Ảnh:Internet

Các thị trường khách hàng yêu cầu hoãn, hoặc hủy đơn hàng tập trung tại EU, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại đây, tỷ lệ các đơn hàng vẫn được giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 - 50%; tỷ lệ các đơn hàng bị yêu cầu tạm hoãn và dừng hoặc hủy chiếm từ 20 - 40%. Đặc biệt tại thị trường EU, phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng, mặt hàng cá tra chịu tác động ít hơn do giá tiêu thụ rẻ hơn và chủ yếu bán cho các hệ thống siêu thị. Tiêu thụ chậm khiến việc thanh toán cũng bị trì hoãn, ảnh hưởng đến quay vòng vốn của DN.

Cùng đó, dùng tiền kết dư quỹ BHXH và BHTN cho DN vay không lấy lãi đế chi trả các chi phí cho NLĐ. Kiến nghị Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và NLĐ vào quỹ BHTN từ 1% xuống 0,5%. Về tiền lương cho NLĐ, đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép các DN được lựa chọn 1 trong 2 giải pháp. Một la, nếu NLĐ chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo mức do hai bên thỏa thuận.

Hai là, đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và từ ngày 15 trở đi theo mức lương do hai bên thỏa thuận. Về vấn đề thuế, các hiệp hội cũng kiến nghị cho phép chậm nộp thuế thu nhập DN 2019 đến hết 2020 và không tính lãi chậm nộp. Đồng thời, hoãn thuế VAT cho các DN trong năm 2020 và không tính lãi nộp chậm. Các DN cũng kiến nghị về miễn kinh phí công đoàn cho các DN và phí công đoàn cho NLĐ trong năm 2020. Hỗ trợ hạ lãi suất cho các khoản đã vay trước năm 2020 và đề nghị giảm giá điện, nước, phí cảng biển.