24/12/2024 lúc 03:04 (GMT+7)
Breaking News

Thuận Thành thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa

VNHN - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, cụ thể là các công trình Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thuận Thành luôn được quan tâm đẩy mạnh, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

VNHN - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, cụ thể là các công trình Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thuận Thành luôn được quan tâm đẩy mạnh, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tính đến nay, huyện Thuận Thành có trên 100 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó, có 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt là Chùa Dâu và Chùa Bút Tháp; tượng Phật Bà Nghìn mắt Nghìn tay (Chùa Bút Tháp) và 3 pho tượng đá chùa Linh Ứng, hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu được công nhận là Bảo Vật Quốc gia; 22 di tích lịch sử cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh.

Với sự đồ sộ của các di sản văn hóa, Thuận Thành luôn chú trọng và làm tốt công tác xã hội hoá bảo tồn, góp phần phát huy giá trị di tích từ nguồn kinh phí đầu tư thông qua chương trình mục tiêu quốc gia cùng với kinh phí tôn tạo di tích hằng năm. Các di tích được tôn tạo đúng quy định, bảo đảm chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc.

Lễ hội Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương.

UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức quán triệt đầy đủ các nội dung quy định, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn các giá trị di tích lịch sử - văn hóa bằng các hình thức đa dạng, phong phú phù hợp; trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và hành động của mỗi người dân.

Bên cạnh các loại hình văn hóa vật thể như đình, đền, chùa, thành, lăng mộ, Thuận Thành còn chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hóa phi vật thể hết sức độc đáo, đa dạng và phong phú như: Tranh dân gian Đông Hồ; Múa rối nước thôn Đồng Ngư; Hát Trống quân. Nghệ thuật làm tranh dân gian Đồng Hồ và Hát trống quân ở thôn Bùi Xá được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Về công tác quản lý nhà nước, hàng năm Phòng Văn hóa-Thông tin huyện luôn chủ động trong công tác hướng dẫn các xã, thị trấn chỉ đạo thành lập và hướng dẫn BQL các di tích hoạt động theo đúng quy chế, có hiệu quả đối với các di tích được xếp hạng. Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý di tích tỉnh thẩm định hồ sơ cũng như kiểm tra chặt chẽ các hạng mục xin được trùng tu, tu bổ của các di tích. Các quy chế, quy định quản lý xây dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo di tích đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa.

Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, huyện Thuận Thành có 19 di tích được Nhà nước và nhân dân tiến hành sửa chữa, tu bổ với tổng kinh phí do Nhà nước hỗ trợ trên 8 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công lao động công ích cùng các nguồn xã hội hóa, nguồn cung tiến với tổng giá trị hàng tỷ đồng. Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện: “Trong những năm qua, việc bảo tồn các di tích cũng như đưa vào khai thác, phát huy giá trị di tích được thực hiện theo đúng quy định.

Các nghi lễ truyền thống tổ chức tại các di tích diễn ra trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, không để xảy ra lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Nhận thức và hành động của người dân về thực hiện nếp sống văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại các di tích được nâng lên rõ rệt”.