23/01/2025 lúc 02:11 (GMT+7)
Breaking News

Phố cổ Hà Nội thúc đẩy chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống

Chiều 23/4, chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức, đã khai mạc tại đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc.Chuỗi hoạt động với mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phố nghề; phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói chung.

Chiều 23/4, chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức, đã khai mạc tại đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc.Chuỗi hoạt động với mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phố nghề; phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói chung.

Bà Trần Thúy Lan - Phó Trưởng ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, khẳng định: chuỗi hoạt động với mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phố nghề; phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói chung.

Đình Đồng Lạc hiện nay.

Trong đó, tiêu biểu là nghề gốm có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, trong đó, các sản phẩm gốm của các làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Tại đình Kim Ngân, Ban tổ chức trưng bày, giới thiệu nghề gốm truyền thống thông qua hoạt động trưng bày, giới thiệu và trải nghiệm với chủ đề “Chuyện của gốm.” Hoạt động giới thiệu đến công chúng một số sản phẩm gốm tiêu biểu của làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) và xưởng gốm Chi (Hà Nội). Hàng chục sản phẩm gốm được thiết kế tinh xảo, sắc men độc đáo được trưng bày, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo công chúng. Ngay tại buổi khai mạc, các nghệ nhân đến từ các làng nghề gốm đã trình diễn cách làm sản phẩm tới công chúng.

Bên cạnh đó là hoạt động trưng bày, giới thiệu nghề đan lát truyền thống Vinh Ba, Phú Yên diễn ra tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội, 28 Hàng Buồm. Đây là nét đẹp di sản văn hóa của làng Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây, Ban Tổ chức cũng giới thiệu về du lịch Phú Yên và Hà Nội, nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến hai địa phương.

Tại đình Đồng Lạc, 38 Hàng Đào, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội giới thiệu sản phẩm nghề sơn mài truyền thống với chủ đề “Tinh hoa sơn mài Việt.”Cùng với trưng bày sản phẩm nghề sơn mài, công chúng cũng được nghe nghệ nhân diễn giải về lịch sử nghề sơn mài, trải nghiệm một trong những quy trình làm sơn mài.

Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đình Kim Ngân chính là nơi thờ ông tổ bách nghệ, việc tổ chức sự kiện tại đây có nhiều ý nghĩa và là cơ hội để các làng nghề đến đây giới thiệu lịch sử, văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống. Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước, với 51/52 nghề, đang phát triển rất tốt. Việc tôn vinh nghề truyền thống không chỉ giới thiệu đến công chúng chiều sâu lịch sử của nghề, mà còn thúc đẩy các làng nghề phát triển.

Chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống tại Phố cổ Hà Nội diễn ra đến ngày 31/5.