22/11/2024 lúc 22:10 (GMT+7)
Breaking News

Ninh Thuận: Hội nghị kết nối Ngân hàng với doanh nghiệp năm 2023

Chiều 15/3, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp năm 2023 nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận vốn tính dụng ngân hàng dễ dàng hơn.

Tham dự buổi lễ có: ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Hồ Chu Văn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Thuận; ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Thuận; đại diện lãnh đạo sở, ban ngành liên quan; ông Nguyễn Tiến Nghị, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh.

Năm 2022 và các tháng đầu năm 2023, trước những cơ hội, thách thức và khó khăn chung của cả nước và của tỉnh, Ngành Ngân hàng Ninh Thuận đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phá triển kinh tế - xã hội với kết quả:

Nguồn vốn huy động tại chỗ đến cuối năm 2022 đạt 20.358 tỷ đồng tăng 2000 tỷ đồng so với cuối năm 2021, đạt 87,5% kế hoạch đề ra; đầu tư tín dụng với tổng doanh số cho vay năm 2022 đạt 57.470 tỷ đồng. Doanh số cho vay 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14.500 tỷ đồng tăng 2,3% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay đến 31/12/2022  đạt 37.132 tỷ đồng tăng 11,39%, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chiếm 84,1%, cho vay tiêu dùng chiếm 15,9%. Công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng luôn được quan tâm, tỷ lệ nợ xấu năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023 chiếm khoảng 0.49% trong tổng dư nợ.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giám sát các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tăng cường đầu tư cơ sở hạ tâng công nghệ; đa dạng hoá và đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; tăng cường hoạt động giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn đối với các hệ thống thánh toán. Tính đến cuối tháng 2/2023, về mạng lưới ngân hàng toàn tỉnh có 12 chi nhanh ngân hàng thương mại (NHTM) tỉnh (04 NHTMNN, 08NHTMCP) 01 NHCSXH tỉnh 03 QTDND với tổng số chi nhánh, phòng giao dịch là 51 đơn vị. Bên cạnh đó, với hệ thống gần 100 máy ATM và 550 máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được kết nối liên thông.

Đại biểutham dự hội nghị.

Các giải pháp hội trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 2022: NHNN tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả các chương trình tín dụng nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, doanh nghiệp, sản phẩm; hỗ trợ hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển tín dụng xanh. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, dịch vụ ngân hàng; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, tạo giá trị bền vững cho các sản phẩm ưu tiên của vùng và của tỉnh, các dự án thân thiện môi trường góp phần tích cực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược  phát triển bền vững.

Trong năm 2022, các NHTM đã giải quyết cho vay 2.057 hồ sơ khách hàng là doanh nghiệp với doanh số cho vay mới 13.084 tỷ đồng. Về nợ xấu cho vay doanh nghiệp đến cuối tháng 2/2023 là 62,4 tỷ đồng, chiến tỷ lệ 0,52% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, và chiếm 34,5% trong tổng nợ xấu trên địa bàn.

Bên cạnh đó, với tinh thần chia sẻ khó khăn, trách nhiệm và đồng hành cùng với doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, các TCTD đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, chủ động liên hệ làm việc để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng, từ đó có những giải pháp hỗ trợ phù hợp, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật như: thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên các nhóm nợ đối với khách hàng gặp có khó khăn, không có khả năng trả nợ theo cam kết là 551 tỷ đồng trong đó khách hàng là doanh nghiệp 423 tỷ đồng/58 khách hàng; miễn, giảm lãi vay; cho vay mới để phục hồi sản xuất – kinh doanh.

Chương trình tín dụng cho doanh nghiệp 2023

Trong năm 2023, NHNN tăng cường chỉ đạo, giám sát các TCTD trên địa bàn triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm kịp thời, minh bạch, đúng đối tượng. Tiếp tục thực hiện 7 các giải pháp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp; cắt giảm chi phí hoạt động nâng cao năng lực tài chính và khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi xuất thị trường. Tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, đảm bảo thực hiện đúng quy định của phát luật. Theo dõi, nắm bắt tình hình cấp tín dụng đối với ngành và lĩnh vực trên địa bàn, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực tiền ẩn rủi ro. Triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình tín dụng cho doanh nghiệp.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Thuận ký kết với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đã chủ động ký kết Quy chế phối hợp về đẩy mạnh kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, đây là hoạt động thiết thực góp phần hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cũng như thể hiện sự nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, có quan hệ vay vốn với ngân hàng cón khá ít, chỉ mới có 28% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, số liệu này khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cũng như so với nguồn lực hiện có của các ngân hàng. Do vậy, hệ thống ngân hàng cũng như bản thân các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận để có những giải pháp thiết thực hiệu quả hơn, vì tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng là gỡ khó cho ngân hàng. Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND tỉnh với phương châm hành đông “Đoàn kết, kỷ cương, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, Ngân hàng nhà nước, các sở, ngành có liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Thứ nhất, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Kết nối - ngân hàng doanh nghiệp theo hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp để kịp thời xử lý, tháo gỡ; tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2. Thứ hai, tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP Chính phủ; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vay vốn tín dụng ngân hàng. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp góp phần cải thiện mội trường cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp về tiền tệ, ngân hàng góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Ninh Thuận năm 2023.

3.Thứ ba, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt mục tiêu đã đặt ra. Tăng cường ứng dụng công nghệ vào việc phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, doanh nghiệp.

4. Thứ tư, thực hiện tốt phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, tăng cường sự tương tác của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, chủ động trao đổi, nắm bắt tình hình hoạt động, các vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời cũng như lắng nghe hiến kế thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

5. Thứ năm, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò tập hợp các doanh nhân, doanh nghiệp trong tổ chức của Hội để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và làm cầu nối gắn kết với ngân hàng, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hoặc kiến nghị những nội dung quy định, cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp và đề xuất, hiến kế những biện pháp cụ thể, cùng chung sức xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Ninh Thuận ngày càng lớn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đình Tiến