25/04/2024 lúc 23:32 (GMT+7)
Breaking News

Ngân hàng Chính sách xã hội – dấu mốc vàng tuổi 20

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tròn 20 năm - một dấu mốc đáng tự hào trong hành trình vươn tới của Ngân hàng Chính sách xã hội. Là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Ra đời với sứ mệnh Phục vụ Người nghèo, các đối tượng chính sách khác…để giúp những đối tượng chính sách, hộ nghèo có thể vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo…

Ngân hàng Chính sách xã hội – dấu mốc vàng tuổi 20

Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHCSXH luôn nỗ lực để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao phó - là người lính xung kích trên mặt trận tài chính tiền tệ phục vụ Người nghèo, các đối tượng chính sách khác…góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phục vụ sự nghiệp phát triển cùng đất nước…Với hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Cho vay ủy thác nghĩa là Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là Hội, Đoàn thể) gồm Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Việc ủy thác cho Hội, Đoàn thể là nhằm công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở. Việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, việc ủy thác giúp đối tượng thụ hưởng tiếp cận dễ dàng, hiệu quả với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội; Hay triển khai mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV) là một tập hợp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Các thành viên (tổ viên) tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng thời cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng...

Ra đời với sứ mệnh Phục vụ Người nghèo, các đối tượng chính sách khác...

NHCSXH tỉnh Đắk Nông góp phần vào thành quả phát triển của NHCSXH Trung ương.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống, NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã không ngừng phụng sự và đóng góp sức mình vào thành quả đạt được của cả hệ thống NHCSXH trong suốt quá trình hình thành, phát triển chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương. Mạng lưới giao dịch của NHCSXH tỉnh phủ khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tại các điểm giao dịch, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn, các quy trình, thủ tục, quy định và hướng dẫn mới của NHCSXH được niêm yết công khai. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật) để vay vốn, trả nợ. Những điểm giao dịch tại các xã đã tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại giao dịch của người vay.

NHCSXH giải ngân “Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất”, trong năm 2021.

Đặc biệt trong năm 2021, số ca mắc mới COVID-19 không ngừng gia tăng ở Việt Nam khiến giới chức phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của giới doanh nghiệp, hợp tác xã,... (gọi chung là người sử dụng lao động - NSDLĐ). Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ban hành một số giải pháp hỗ trợ người lao động và NSDLĐ. Trong số các chính sách này, có chính sách cho NSDLĐ vay ưu đãi lãi suất 0% để NSDLĐ trả lương ngừng việc hoặc trả lương khi phục hồi sản xuất cho người lao động. NSDLĐ là bên lập hồ sơ đề nghị vay vốn, gửi xác nhận tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam danh sách người lao động dự kiến được trả lương từ vốn vay rồi gửi hồ sơ cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Dựa trên hồ sơ này, Ngân hàng kiểm tra và giải ngân nếu đạt yêu cầu. Ngân hàng Chính sách xã hội đã “Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất”. Qua đó các thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND cấp xã vừa tích cực thực hiện công tác kiểm tra giám sát vừa chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các bộ phận liên quan phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt công tác đối chiếu, phân loại nợ của khách hàng năm 2021, công tác triển khai giải ngân cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

UBND tỉnh Đắk Nông, trao tặng bằng khen cho ban Lãnh đạo NHCSXH tỉnh Đắk Nông.

Tiếp bước những thành quả đã đạt được, trong 9 tháng đầu năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã chủ động bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh; đồng thời chủ động tham mưu cho Ban đại diện để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ và tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo định hướng nhiệm vụ năm 2022 tại văn bản số 1152/NHCS-KHNV ngày 31/12/2021 của Giám đốc Chi nhánh; với kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và 9 tháng đầu năm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trao tặng hoa, bằng khen cho các đơn vị Chi nhánh NHCSXH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Cùng với đó NHCSXH tỉnh Đắk Nông cũng phối hợp cùng với Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu vốn tín dụng, báo cáo UBND tỉnh và Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh để kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn trong đó có kiến nghị NHCSXH bổ sung nguồn vốn, tham mưu phân bổ kịp thời các nguồn vốn từ TW và địa phương, ban hành chương trình kiểm tra, giám sát Ban đại diện, phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện tín dụng chính sách; cùng các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tham gia hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ do NHCSXH Trung ương tổ chức và đề xuất giải pháp để Ban đại diện HĐQT chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tín dụng chính sách xã hội theo chỉ đạo của HĐQT, NHCSXH Trung ương phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã không ngừng phụng sự và đóng góp sức mình vào thành quả đạt được của cả hệ thống NHCSXH.

Chia sẻ với phóng viên Ông Đào Thái Hòa, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Các chương trình tín dụng ưu đãi được bổ sung qua các năm, đa dạng đối tượng thụ hưởng đã có tác động tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển biến phương thức sản xuất của hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng sản xuất hàng hóa; nâng cao chất lượng môi trường sống; góp phần ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội, đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dần được nâng cao, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Thông qua các chương trình TDCS của NHCSXH đầu tư cho vay tại các xã đã góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiệu quả hoạt động TDCS đã thay đổi cách tiếp cận người nghèo thay vì “cho con cá” sang “giúp cần câu”, phát huy tính vượt khó vươn lên của bản thân người nghèo, tạo cho người nghèo có thêm động lực phát triển kinh tế đó là đích đến của NHCSXH. Ông Đào Thái Hòa chia sẻ./.

Trao tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích tốt.

Tổng nguồn vốn thực hiện đến 30/9/2022bđạt 3.632.136 triệu đồng, tăng 464.114 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,65%so với năm 2021 (3.168.022 triệu đồng); Nguồn vốn Trung ương, Đạt 3.386.628 triệu đồng, tăng 420.822 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,19% so với năm 2021 (2.965.806 triệu đồng); Nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương(tỉnh và huyện): là 245.508 triệu đồng, tăng 43.292 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,31% so với năm 2021 (202.253 triệu đồng), trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chuyển từ đầu năm 2022 là 17.592 triệu đồng Nguồn vốn từ ngân sách các huyện và Thành phố Gia Nghĩa chuyển từ đầu năm 2022 đến nay là 25.368 triệu đồng; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2022: hoàn thành 216% kế hoạch NHCSXH Trung ương giao (43.292/20.000 triệu đồng); Chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch xã tháng 9 đạt 93,75 điểm, 8/8 đơn vị xếp loại tốt; Tính đến ngày 30/9/2022 toàn Chi nhánh có 1.583 ban quản lý Tổ TK&VV với kết quả xếp loại tháng 9 cụ thể như sau: 1.485 tổ xếp loại tốt, chiếm 93,81%; tổ xếp loại khá 84 tổ chiếm 5,31%,; tổ xếp loại trung bình 14 tổ chiếm 0,88%; không còn tổ yếu kém.

Nguyễn Hương