28/12/2024 lúc 00:13 (GMT+7)
Breaking News

Giải mã biến chứng sau mổ nội soi tại Bệnh viện Quốc Tế Thái Nguyên

VNHN-Trong thời gian qua, có một số bệnh nhân đã mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, sau khi ra viện vết mổ hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu gì bất thường. Nhưng sau khoảng hơn 1 tháng tự nhiên xuất hiện triệu chứng sưng, hơi đau cứng gần lỗ mổ, sau đó trích ra xuất hiện có ít dịch. Để giải đáp dư luận thắc mắc về sự việc hiếm gặp trên, phóng viên Việt Nam hội nhập điện tử đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên để tìm hiểu nguy

 

VNHN-Trong thời gian qua, có một số bệnh nhân đã mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, sau khi ra viện vết mổ hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu gì bất thường. Nhưng sau khoảng hơn 1 tháng tự nhiên xuất hiện triệu chứng sưng, hơi đau cứng gần lỗ mổ, sau đó trích ra xuất hiện có ít dịch. Để giải đáp dư luận thắc mắc về sự việc hiếm gặp trên, phóng viên Việt Nam hội nhập điện tử đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên để tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề này.

Trao đổi với phóng viên, TTND-BSCC Lê Xuân Tân Tổng giám đốc Bệnh viện cho biết: Vừa qua, có một số người bệnh mổ nội soi ruột thừa tại Bệnh viện có biểu hiện bất thường tại chân vết mổ ( lỗ chọc troca để đưa dụng cụ vào, đường kính 01- 1,5 cm). Sau mổ người bệnh đã bình phục và ra viện, một thời gian ( sớm nhất 10 ngày, lâu nhất hơn 01 tháng) quay lại Bệnh viện khám với triệu chứng sốt hoặc không sốt, toàn trạng không có gì đặc biệt riêng tại các vết mổ nội soi có biểu hiện sưng, đau, cứng trích ra có ít dịch, màu trong hơi vàng không giống mủ thường gặp khi nhiễm trùng. Đặc biệt là chỉ gặp một số người bệnh được phẫu thuật trong tháng 12/2018 và tháng 01/2019. Từ trước đến nay, hàng năm Bệnh viện mổ hàng trăm ca bằng phương pháp nội soi nhưng chưa hề gặp trường hợp như thế này. Bệnh viện đã cho cấy khuẩn, cấy nấm tất cả các thứ liên quan đến phẫu thuật nội soi như: Khu nhà mổ, dụng cụ, tay kíp mổ, nước rửa tay,… và cả vết mổ của người bệnh có diễn biến bất thường tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nhưng kết quả đều âm tính. Tuy nhiên Bệnh viện vẫn cho rà soát lại tất cả các qui trình kỹ thuật liên quan đến mổ nội soi, đồng thời cho thay đổi toàn bộ nước cất, dung dịch ngâm dụng cụ sát khuẩn Sidex – OPA, khí CO2… mua của các hãng khác. Đối với những người bệnh bị biến chứng tại vết mổ thì mở rộng thêm vết mổ, rửa sạch, thay băng. Bệnh viện miễn toàn bộ viện phí, cấp thêm sinh hoạt phí cho người bệnh. Đến nay, hầu hết người bệnh đã ra viện chỉ còn bệnh nhân Đào Tiến Dũng  còn nằm viện. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên đã gặp bệnh nhân Đào Tiến Dũng 29 tuổi ( Chính là người bệnh được nêu trên Báo gia đình và pháp luật) hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên. Anh cho biết ngày 10/01/2019 tôi đau bụng, sốt đến Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên khám và hội chẩn được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và được mổ nội soi. Sau mổ 04 ngày, tôi thấy các lỗ mổ nội soi có biểu hiện sưng đau, rắn cục, người bị sốt, tôi đã được chẩn đoán nghi nhiễm trùng vết mổ và đã được mổ dẫn lưu dịch vết mổ, dùng kháng sinh, thay băng. Do vết mổ lâu khỏi nên gia đình đưa tôi về Bệnh viện Việt Đức khám và điều trị. Tại đây các Bác sỹ cũng chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ, tôi được điều trị nội khoa bằng kháng sinh, thay băng không phải mổ lại. Sau đó tôi được chuyển về Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên điều trị. Bệnh viện và các Bác sỹ khoa ngoại rất quan tâm, tận tình giúp đỡ về nhiều mặt. Hiện nay, sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn, vết mổ cũng sắp khỏi hẳn, có lẽ sẽ ra viện trong vài ngày tới.

Vết mổ hiện tại của người bệnh Đào Tiến Dũng gần như đã khỏi hẳn

Về nguyên nhân có diễn biến bất thường tại vết mổ nội soi ruột thừa của một số người bệnh tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vừa qua, phóng viên cũng được Ban giám đốc, các Bác sỹ của khoa ngoại cho biết: Bệnh viện rất tích cực tìm hiểu nguyên nhân bằng nhiều hình thức, xin ý kiến với các Bệnh viện Trung Ương, các Bác sỹ có kinh nghiệm, trao đổi qua Facebook với nhóm các Bác sỹ của trường Đại học Y Thái Bình và Đại học Y Hà Nội thì cũng được biết tại Thái Bình, Sơn La, Bắc Giang, Hà Nội cũng có gặp một số người bệnh bị tai biến tại vết mổ nội soi triệu chứng cũng giống như Bện viện Quốc tế Thái Nguyên kể cả về thời gian gặp. Hầu hết các Bác sỹ đều cho rằng đây là do dị ứng dung dịch sát khuẩn Sidex – OPA nên điều trị lâu khỏi hơn nhiễm trùng vết mổ do vi khuẩn.

Dù biến chứng chỉ xảy ra ở các vết mổ nhỏ, không ảnh hưởng đến người bệnh cũng như chưa tìm được nguyên nhân chính xác nhưng lãnh đạo và các Bác sỹ của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã củng cố lại toàn bộ các khâu liên quan đến phẫu thuật nội soi, thay đổi dung dịch Sidex – OPA …, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong Bệnh viện, kịp thời điều trị tích cực, hỗ trợ về tinh thần, vật chất cho người bệnh bị biến chứng đến nay hầu hết người bệnh đã ổn định.