BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới

BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới và 3 bí quyết thành công

Cách đây 10 năm (2013-2023), Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý ra đời, có chức năng tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học và các nhà hoạt động thực tiễn để thực hiện các vụ: 1) Nghiên cứu chính sách, pháp luật và quản lý phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước; 2) Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ; 3) Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện các nhiệm vụ của Viện theo các quy định của pháp luật và của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Viện có thêm các nhiệm vụ mới như  xuất bản Tạp chí khoa học; tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước và một số hoạt động khác.

Một trong những hoạt động mũi nhọn của Viện là công tác nghiên cứu khoa học. Với các cán bộ nghiên cứu có trình độ cao và sự cộng tác của các nhà khoa học ở nhiều cơ quan, tổ chức khác, Viện đã chủ trì thực hiện thành công 02 đề tài cấp Thành phố “Thực trạng và giải pháp đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật của người dân Thủ đô” (2016-2018) và “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội” (2019-2021). Cán bộ nghiên cứu của Viện đã được cử vào Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2013-2016), Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (2017-2019), đề tài “Tổ chức và hoạt động của chính quyền Thành phố Thủ Đức” (2023). Các cán bộ của Viện còn được mời tham gia nghiên cứu với tư cách là cộng tác viên chính của 02 đề tài cấp nhà nước là “Công tác thông tin đối ngoại với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga” (2014-2017), “Vấn đề kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách” (2016-2019) và 02 đề tài cấp bộ là “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả” (2021-2022), “Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” (Đề 2021-2022)...Cùng với công tác nghiên cứu khoa học, việc công bố các bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước, xuất bản các ấn phẩm khoa học được cán bộ của Viện quan tâm. Trong 10 năm qua, cán bộ nghiên cứu của Viện đã có hàng chục bài viết có chất lượng đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước và một số sách chuyên khảo được xuất bản bới các nhà xuất bản có uy tín ở trong nước. Nhìn chung, sự tham gia của các chuyên gia, nhà  khoa học của Viện đã góp phần tích cực vào xây dựng các luận cứ khoa học và tiễn phục vụ hoạch định chính sách, pháp luật.

Viện đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhiều hội thảo khoa học. Triển khai Kế hoạch hợp tác giữa Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý và Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, ngày 09/07/2020, Viện phối hợp với Viện Khoa học Môi trường và Xã hội và Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức Hội thảo  về chủ đề "Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN” với sự tham gia của các chuyên gia ở cả 2 miền Nam, Bắc. Trong năm 2021 và năm 2022, đã có 14 cuộc hội thảo khoa học và Tọa đàm khoa học về chính sách pháp luật và quản lý được Viện  chủ trì tổ chức hoặc phối hợp thực hiện.  Trong số đó có hội thảo khoa học “Nghiên cứu và phát triển Trầm hương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do Viện phối hợp tổ chức tháng 7-2022 thu được kết quả tốt, đã đề xuất các kiến nghị mang tính khả thi về chính sách phát triển Trầm hương Việt Nam trong những năm tới. Triển khai nhiệm vụ trong Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia lần thứ nhất (10/10/2022) và ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Viện và Tạp chí Việt Nam hội nhập tổ chức “Tọa đàm khoa học Chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp” (ngày 08-10-2022) có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện gần 100 doanh nghiệp tham dự. Hội thảo đã thu được kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Một trong các nhiệm vụ của Viện là bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực. Các cán bộ của Viện tham gia công tác đào tạo đại học, sau đại học ở nhiều các cơ sở đào tạo, trực tiếp giảng dạy, viết giáo trình, hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh làm luận văn, luận án có chất lượng. Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn thu được kết quả tốt. Viện đã ký hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng với Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, mở rộng phạm vi hoạt động ở các tỉnh phía Nam. Viện cũng đã có sự cộng tác hiệu quả với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, Viện đã cùng với một số đơn vị phối hợp tổ chức hoặc tham gia các chương trình, sự kiện nhằm tôn vinh các nhà khoa học, các nhà giáo, các nhà quản lý... có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Hợp tác quốc tế là một hướng hoạt động quan trọng của Viện. Năm 2014, Viện đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Lịch sử - Văn hoá Azerbaijan, tổ chức hội thảo quy mô lớn về chủ đề “Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hoá  Azerbaijan” với sự tham gia của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Azerbaijan tại Việt Nam, các Nhà nghiên cứu văn hoá và dịch giả có uy tín của Việt Nam và đông đảo cựu sinh viên, nghiên cứu sinh từng học tập tại Cộng hoà Azerbaijan trong giai đoạn từ 1967- 2015. Viện đã cử các các đoàn công tác đi dự diễn đàn nhân văn quốc tế tại Thủ đô Ba-cu của Azerbaijan. Ngoài ra, Viện còn hợp tác với một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo của Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Chức năng, nhiệm vụ của Viện được mở rộng khi tháng 2 năm 2017, Viện trở thành cơ quan chủ quản của Tạp chí Việt Nam Hội Nhập - cơ quan báo chí thông tin đối ngoại về chính sách, pháp luật và quản lý với việc xuất bản Tạp chí in và Tạp chí điện tử. Tạp chí ưu tiên xuất bản các số Chuyên đề khoa học với nội dung nghiên cứu về chính sách, pháp luật và quản lý trong hội nhập và phát triển. Nhiều bài viết đăng trên Tạp chí đi sâu phân tích lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật, những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời đưa ra những lập luận sắc bén, khoa học phản bác lại luận điểm sai trái của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cùng với những bài viết mang tính học thuật, Tạp chí hướng tới nhiệm vụ phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách tới người dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội bằng các hình thức dễ hiểu và hiệu quả nhất. Tạp chí điện tử đã mở Chuyên mục Phổ biến kiến thức pháp luật (dưới dạng Vidieo) và chuyên trang điện tử “Pháp luật quản lý” được đông đảo bạn đọc quan tâm, góp phần thiết thực vào xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật của các thành viên trong xã hội trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Kết quả hoạt động 10 năm thể hiện sự nỗ lực, vượt qua rất nhiều khó khăn, của tập thể cán bộ và người lao động trong Viện, nhất nhất là giai đoạn có dịch Covid-19. Với sự lãnh đạo sát sao của Chi bộ, các hoạt động của Viện và Tạp chí đã luôn đi đúng định hướng. Tổ chức Công đoàn đã luôn kịp thời động viên, khuyến khích người lao động hăng hái tham gia công việc, phát huy sáng kiến để hoạt động của Viện ngày một hiệu quả. Một thuận lợi cơ bản là Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, sự cộng tác nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả hoạt động 10 năm qua, quán triệt Kết luận số 52-KL/TW ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Chính sách, pháp luật và Quản lý sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ đã được Điều lệ của Viện xác định, trên cơ sở kiện toàn tổ chức, năng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiên cứu chính sách, pháp luật và quản lý theo chiều sâu, gắn với ứng dụng thực tiễn. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học ở cả 3 cấp độ: cấp nhà nước, cấp bộ (cấp tỉnh) và cấp cơ sở. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật và quản lý theo yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao chất lượng của Tạp chí Việt Nam Hội nhập đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, doanh nghiệp. Mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.

Những nhiệm vụ trên đây đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động của Viện. Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp khoa học, như lời Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thư tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức mới đối với mọi quốc gia. Tình hình đó đòi hỏi các tổ chức khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước ta, đặc biệt là trí thức, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cần nỗ lực phấn đấu, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa, có hiệu quả cao hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

PGS.TS Nguyễn Tất Viễn