BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới
BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới

BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới và 3 bí quyết thành công

Đến năm 1913, kênh được chính quyền thực dân nạo vét và mở rộng bằng xáng múc. Pháp đặt tên kênh này là Canal Duperré. Kênh khánh thành ngày 10/7/1877, rộng 30 m, dài 12 km. Khoảng 11.000 người được huy động, đào tổng khối lượng đất khoảng 900.000 m3 với 676.000 ngày công.

Kênh Chợ Gạo nối liền sông Tiền tại rạch Kỳ Hôn, cách Mỹ Tho 4km với sông Vàm Cỏ Tây tại rạch Lá và chảy ngang qua địa phận huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và huyện Châu Thành ( Long An), có bề dài tổng cộng 28,5 km.

Ngay từ khi kênh Chợ Gạo mới đào, đời sống của cư dân đã bắt đầu sung túc, náo nhiệt nhất là từ năm 1902, thương thuyền qua lại tấp nập. Công ty giang vận (Messageries Fluriales) cũng sắm tàu đưa khách chạy trên tuyến kinh nầy. Để tránh tai nạn và tránh sự chen lấn, giành giật, nhà cầm quyền đã đặt một đồn kiểm tra và một chiếc đò đưa khách qua sông, gọi là “bắc Chợ Gạo”.

Theo Gia Định thành thông chí ghi nhận trước khi có kênh Chợ Gạo: "Ghe thuyền từ Bến Nghé xuống miền Tây phải theo rạch Ông Lớn xuống hạ lưu sông Rạch Cát rồi qua sông Phước Lộc (tức sông Cần Giuộc) và sông Vàm Cỏ để tới sông Tra. Sau đó, thuyền tiếp tục men theo rạch Kỳ Hôn để vòng ra sông Tiền thẳng tiến về miền Tây. Tuy nhiên đoạn rạch Kỳ Hôn bị cong, thường bị cạn lấp, tàu bè đi lại rất khó khăn".

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thị trấn Chợ Gạo nằm ở trung tâm huyện, phía Nam giáp với kênh Chợ Gạo, đây cũng là con đường “huyết mạch” đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, mỗi năm chuyển tải hàng chục triệu tấn gạo, nông sản thực phẩm, cát đá... từ miền Tây lên TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Trung bộ, đồng thời cũng chuyển ngược về miền Tây nhiều mặt hàng chủ lực như phân bón, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng...

Từ khi hình thành đến nay, trải qua biết bao biến đổi thăng trầm, kênh Chợ Gạo đã trở thành tuyến đường thủy huyết mạch nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Theo thống kê những năm gần đây, kênh Chợ Gạo đang có tình trạng quá tải, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.800 phương tiện tải trọng từ 200 tấn đến 1.000 tấn đi qua tuyến kênh này, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Nhiều sự cố va chạm, lật tàu thuyền đã xảy ra, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở bờ, gây tổn thất đáng kể về người và của.

Hệ lụy của sự quá tải trên tuyến kênh Chợ Gạo không chỉ dừng lại ở những vụ lật, chìm sà lan, thiệt hại hàng hóa lên đến hàng tỷ đồng mà còn là nạn sạt lở hai bên bờ diễn ra ở mức rất nghiêm trọng. Ban đầu, chiều rộng của kênh Chợ Gạo chỉ 30m nhưng hiện chiều rộng trung bình của cả tuyến đã lên tới 100m.

Năm 2015, dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 với kinh phí 786 tỉ đồng hoàn thành và đi vào hoạt động góp phần giảm tình trạng ùn, tắc giao thông trên tuyến, nâng cao năng lực vận tải và tăng an toàn giao thông thuỷ.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, kênh Chợ Gạo sau 7 năm được đầu tư và đi vào hoạt động đã khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Nhờ tuyến kênh này mà hàng hóa, nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long đến được với trung tâm kinh tế lớn nhất nước và từ đó đi nhiều nơi cũng như xuất khẩu.

Ở giai đoạn I, kênh đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn luồng đường thủy cấp III, với bề rộng luồng chạy tàu 30m. Tuy nhiên, lưu lượng và tải trọng phương tiện thủy qua kênh Chợ Gạo gần đây ngày một tăng lên, gây quá tải, ùn tắc và cản trở sự phát triển vận tải thủy khu vực phía Nam. Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đầu tư nâng cấp kênh giai đoạn II, trị giá hơn 1.300 tỷ đồng.

 

Tháng 12/2020, có mặt trên tuyến kênh Chợ Gạo, chúng tôi mới cảm nhận hết sự sôi động của tuyến đường sông huyết mạch này, ông Dương Thanh Hưng, Giám đốc PMU đường thuỷ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: Dự án kênh Chợ Gạo hoàn thành 7 năm đã phát huy lớn trong vai trò lưu thông đường thuỷ cho tuyến đường thủy "yết hầu" của miền Tây. Tuy nhiên, đến nay do không được nâng cấp đã xuống cấp nghiêm trọng, bên cạnh đó, với lưu lượng hơn 1.000 lượt tàu/ngày nên thường xuyên gây quá tải. Ngoài ra, do chưa được kè đồng bộ nên hai bờ sông đã bị sạt lở nhiều.

Nói về những khát khao nâng cấp kênh Chợ Gạo, ông Cao Tấn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo chia sẻ với phóng viên Việt Nam Hội nhập đầy tâm huyết: Nếu giai đoạn 2 sớm được thực hiện, chúng tôi sẵn sàng di chuyển, bàn giao ngay mặt bằng, thậm chí di dời cả trụ sở huyện ở ven sông để thực hiện kè và nạo vét kênh Chợ Gạo. Hiện tại, tuyến đường ven sông và nhà dân bị sạt lở lớn, ảnh hưởng đến đời sống hàng trăm hộ dân ven sông.

Đáp ứng yêu cầu và sự mỏng mỏi của người dân và địa phương, tháng 4/2022, Bộ GTVT chính thức khởi công Dự án kênh Chợ Gạo giai đoạn 2. Theo đó, tuyến kênh sẽ nạo vét mở rộng luồng bờ phía Nam, tổng chiều dài khoảng 9,85km; các hạng mục bao gồm cầu và đường dân sinh… Sau khi cải tạo, đoạn luồng trên đạt quy chuẩn luồng đường thủy cấp II, với chiều sâu hơn 3,5m, rộng hơn 50m, giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi hơn. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2023.

 
 

Ngay sau khi lệnh khởi công thực hiện, Ban Quản lý dự án đường thuỷ (PMU đường thuỷ) đã ngay lập tức đẩy nhanh các hạng mục dự án, đặc biệt là 3 gói thầu xây lắp. Trong đó, có hai gói thầu thi công nạo vét, xây dựng bãi đổ đất, kè bảo vệ bờ, cầu và đường dân sinh, một gói thầu chỉ thi công nạo vét, xây dựng bãi đổ đất, kè bảo vệ bờ và đường dân sinh, không thi công cầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, gói thầu CG2-XL01 đã hoàn thành đắp đê bao 25/30 bãi chứa chất nạo vét, đang thi công nạo vét với khối lượng hoàn thành đạt trên 97.000m3, đồng thời, thi công song song với hạng mục kè bảo vệ bờ. Cầu Quơn Long cũng đã hoàn thành đóng cọc đại trà các mố M1, M2, trụ T1, T2, đổ bê tông mố, trụ, lắp đặt dầm, bê tông tường.

Đối với hạng mục bờ kè, đang bạt mái bờ xây dựng kè 1.900m, xây dựng 4 bãi đúc cấu kiện bê tông dọc tuyến. Hiện đã hoàn thành đúc 58.000 cấu kiện bê tông lát mái và lắp đặt trên 34.500 cấu kiện; sản xuất 3.000m khối chặn chân bờ kè và lắp đặt hoàn thành 1.900m. Về đường dân sinh, các đơn vị thi công đang cào bóc hữu cơ dọn dẹp mặt bằng 2km. Tuy nhiên, miền Tây đang vào mùa mưa nên tiến độ chậm đôi chút so với kế hoạch.

Ông Cao Xuân Linh, PMU đường thuỷ cho biết: Đối với gói thầu CG2-XL02, Ban đã thỏa thuận với người dân và chính quyền địa phương hoàn thành 100% (8/8ha) diện tích xây dựng bãi đổ chất nạo vét. Hiện đã hoàn thành đắp đê bao đạt 9/10 bãi chứa chất nạo vét và đang thi công nạo vét, với khối lượng hoàn thành trên 137.000m3.

“Ngoài ra, Dự án đã hoàn thành công tác kiểm kê, áp giá đền bù cho 704/704 hồ sơ trong đó gồm 11 hồ sơ có giá trị tài sản lớn do tư vấn độc lập thực hiện thẩm định. Trong đó có 6 hồ sơ cơ sản xuất; khu hành chính UBND huyện Chợ Gạo; trụ sở Ban QLDA&Phát triển quỹ đất; Chợ Bình Phục Nhứt và 3 hồ sơ nhà dân”, ông Linh nói.

Về tiến độ cầu Bình Phan, ông Phan Anh Tú, Tư vấn giám sát Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng giao thông thuỷ cho biết: Công tác thi công cầu Bình Phan, đã hoàn thành 100% đúc cọc cho toàn bộ hạng mục. Cùng với đó, hạng mục kè bờ đã xây dựng xong 3 bãi đúc cấu kiện bê tông, đúc 51.500 cấu kiện bê tông lát mái và lắp đặt 13.000 cấu kiện; đúc hơn 2.500m khối chặn chân bờ kè và lắp đặt được 1.750m.

Tại gói thầu CG2-XL03, cũng đã xây dựng xong bãi đổ đất và thi công đắp đê bao 14/19 bãi chứa chất nạo vét, đang thi công nạo vét với khối lượng hoàn thành đạt trên 216.000m3. Hạng mục kè bờ và đường dân sinh, các đơn vị thi công đang thực hiện dọn mặt bằng trong phạm vi đã bàn giao. Xây dựng 2 bãi đúc cấu kiện bê tông, thi công bạt 1.950m mái kè và lắp đặt 1.460m khối chặn chân cơ kè; đã đúc đại trà 39.500 cấu kiện kiện bê tông thi công kè và 2.150m khối chặn chân cơ kè, thảm đá bảo vệ mái kè đạt 180m.

“Về chất lượng các gói thầu đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra”, ông Phan Anh Tú nói.

Báo cáo Bộ GTVT về tiến độ giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn, ông Trần Quốc Bảo, Phó Giám đốc PMU đường thuỷ cho biết: Hiện còn nhiều hộ dân chưa nhận tiền bồi thường để bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ di dời.

Riêng khu hành chính UBND huyện Chợ Gạo cũng gặp khó khăn do phải thực hiện phương án quy hoạch để có cơ sở phê duyệt xây dựng tại vị trí mới và bổ sung danh mục đầu tư công trình trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025 của tỉnh, tháo dỡ và thanh lý tài sản.

“Ban QLCDA Đường thủy đã có văn bản đề nghị UBND huyện Chợ Gạo sớm di dời và bàn giao mặt bằng trước 15/7 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”, ông Bảo chia sẻ.

Đối với các hạng mục công trình thi công trong phạm vi mặt bằng đã bàn giao đảm bảo theo tiến độ đề ra, PMU đường thủy sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương để vận động các hộ dân đã nhận đền bù sớm bàn giao mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB đối với các hộ dân còn lại và xây dựng khu TĐC để đảm bảo tiến độ thi công công trình, đồng thời sẽ thực hiện rà soát báo cáo Bộ GTVT đối với chi phí GPMB và TĐC điều chỉnh ngay sau khi địa phương có văn bản chính thức về số liệu điều chỉnh này.

Về tiến độ giải ngân, đến thời điểm này đạt 777,4/858,5 tỷ đồng, đạt 91,5% kế hoạch. Tính riêng vốn giao năm 2022 là 400 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho công tác GPMB là 150,8/156 tỷ đồng; công tác xây lắp, tư vấn, chi phí chung đạt 169,2/244 tỷ đồng.

Tính đến tháng 10/2022, giải ngân trong giá trị xây lắp đạt165,4/476,7 tỷ đồng (đạt 34,7%), trong đó gói thầu CG2-XL01 đạt 59,4%/161 tỷ đồng (đạt 36,7%); gói thầu CG2-XL2 đạt 52/140 tỷ đồng (đạt 37%); gói thầu CG2-XL3 đạt 53,9%/174 tỷ đồng (đạt 31%).

Như vậy, sau 200 ngày thi công, đến nay, dự án cũng cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra, dù hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa mưa.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ dự án, tháng 11/2022, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đã ký văn bản số 11365/BGTVT-CQLXD gửi UBND tỉnh Tiền Giang về công tác GPMB Dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2).

Văn bản của Bộ GTVT nêu rõ, trong quá trình thực hiện, các ban ngành chức năng của tỉnh đã rất quan tâm, tìm cách tháo gỡ vướng mắc trong công tác GPMB; tuy nhiên đến nay, theo báo cáo của Ban QLCDA Đường thuỷ, Dự án mới được bàn giao mặt bằng đạt khoảng 80,56%, di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 80%, vẫn còn một số vướng mắc về đơn giá đền bù, chưa hoàn thành xây dựng tái định cư và chưa hoàn thành việc xác định chi phí GPMB bổ sung theo đề nghị của UBND tỉnh tại Văn bản số 237/BC-UBND ngày 17/11/2021.

“Nếu tiến độ thực hiện công tác GPMB không được đẩy nhanh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành của Dự án. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang quan tâm, chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương sớm hoàn thành xây dựng các khu tái định cư và đẩy nhanh công tác GPMB, hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 11/2022 để đảm bảo tiến độ Dự án”, văn bản Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nêu rõ.

Đinh Tịnh – Nguyễn Lâm