25/11/2024 lúc 18:48 (GMT+7)
Breaking News

Đèo Cả "rút lui" khỏi dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Từng rất tha thiết được xây dựng Dự án thành phần 2 cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn (Hữu Nghị - Chi Lăng), nhưng đến nay Tập đoàn Đèo Cả của ông Trịnh Minh Hoàng bất ngờ "buông" dự án này. Trong danh sách mới nhất của UBND tỉnh Lạng Sơn, nhà đầu tư thực hiện dự án không có tên Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.

Từng rất tha thiết được xây dựng Dự án thành phần 2 cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn (Hữu Nghị - Chi Lăng), nhưng đến nay Tập đoàn Đèo Cả của ông Hồ Minh Hoàng bất ngờ "buông" dự án này. Trong danh sách mới nhất của UBND tỉnh Lạng Sơn, nhà đầu tư thực hiện dự án không có tên Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, dự án thành phần 2 cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng là dự án nhóm A, cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án là Thủ tướng Chính phủ; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lạng Sơn. Đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn.

Nhà đầu tư dự án này là Liên danh Công ty cổ phần đầu tư UDIC- Công ty cổ phần Ligogi 16 - Công ty cổ phần Bê tông Hà Thanh. Doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị. Như vậy, thông tin mới nhất về dự án, không có tên công ty Đèo Cả.

Phía UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc thay đổi nhà đầu tư trong liên danh "là việc nội bộ của nhà đầu tư", do đó tỉnh không can thiệp.

Trong khi đó, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn cho biết, Ban chỉ làm việc với doanh nghiệp dự án và yêu cầu doanh nghiệp dự án nếu có thay đổi gì về thành viên nhà đầu tư thì có văn bản thông báo chính thức.

Nói về ý định rút khỏi liên danh đầu tư xây dựng dự án, ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết: Chính phủ giao trình duyệt dự án từ tháng 1/2021. Đến tháng 3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn tham mưu phương án kéo dài thời gian thu phí lên gần 40 năm. Tháng 5/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã bác phương án này và trình lại một phương án khác, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt.

"Tình trạng này đã làm giảm sút niềm tin của ngân hàng cấp tín dụng, giảm sút tính khả thi thực hiện dự án, nhiệt huyết của nhà đầu tư như chúng tôi và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của vùng…”, ông Trần Văn Thế nói.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, những vướng mắc tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn như giảm đi 1 trạm thu phí, miễn giảm cho gần 10.000 phương tiện… vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nên doanh nghiệp phải tính đến phương án rút lui để dành sự tập trung cho những dự án khác.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, đến nay dự án thành phần 2 đã hoàn thành công tác bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng cho Nhà đầu tư được 8,5km/43,6km (đạt 20%). Nhà đầu tư đã huy động được vốn chủ sở hữu với số tiền 424 tỷ đồng; giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng 149,7 tỷ đồng, chi phí tư vấn 54,6 tỷ đồng, chi phí Quản lý dự án và chi phí khác 37,2 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, để phù hợp với quy hoạch, tỉnh đang đề xuất điều chỉnh dự án Hữu Nghị - Chi Lăng. Theo đó, dự án phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021- 2025): Thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe theo quy hoạch được duyệt.

Phân kỳ đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bnền là 17m. Riêng các đoạn đào sâu, đắp cao, gia cố mái taluy dương, xử lý nền đường đất yếu thực hiện với quy mô 6 làn xe.

Giai đoạn 2 (thực hiện sau năm 2025): Hoàn thiện quy mô mặt cắt ngang tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, chiều dài 43km hoàn thiện 6 làn xe; Đầu tư tuyến kết nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam đảm bảo việc kết nối tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 6.648 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay), trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1.317 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 4.072 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 407 tỷ đồng; chi phí dự phòng 670 tỷ đồng, chi phí lãi vay 182 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn nhà nước trong dự án PPP là 3.300 tỷ đồng (vốn trung ương 2.500 tỷ đồng, vốn địa phương 800 tỷ đồng); vốn nhà đầu tư 3.348 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025; giai đoạn 2 sau năm 2025.