VNHN – Sáng 30/6 tại hội trường UBND tỉnh, Bộ TN&MT Chủ trì buổi hội thảo về nguyên nhân, thực trạng, giải pháp chống sạt lở bờ sông Krông Nô từ năm 2010 đến 2019.
Ông Trương Thanh Tùng, PCT UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu khai mạc hội thảo
Về dự hội thảo có ông Trương Thanh Tùng Phó Chủ tịch, UBND tỉnh Đắk Nông, đại diện Bộ TN&MT, đại diện Bộ NN&PTNT, đại diện UBMTQ tỉnh Đắk Nông, Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông, Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk, PGS.TSKH Bùi Tá Long khoa môi trường, trường ĐH Bách khoa TP, HCM.
Theo đánh giá báo cáo của tỉnh Đắk Nông thực trạng sạt lở đất bờ sông trên địa bàn các xã dọc sông Krông Nô; đoạn qua huyện đến nay ghi nhận 17 điểm sạt lở đất với chiều dài khoảng 10km. Từ năm 2013 trở về trước tình trạng sạt lở đất dọc sông diễn ra mạnh, qua khảo sát sơ bộ diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở khoảng 80ha, thời điểm khu vực trên chưa được cấp phép cho đơn vị nào, theo đó tình trạng sạt lở đất chủ yếu do hoạt động khai thác cát trái phép của một số đơn vị thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng như kết hợp với hoạt động xả nước của thủy điện Buôn Tua Srah và kết cấu địa chất bờ sông yếu chủ yếu là đất pha cát. Khu vực bờ sông thuộc địa bàn xã Buôn Choah tình trạng sạt lở đất đã giảm, bờ sông đã tương đối ổn định không còn tình trạng sạt lở đất như thời gian trước đây. Trong thời gian qua một số vị trí bị sạt lở là do hoạt động di chuyển của các tàu thuyền hút cát tạo sóng vỗ bờ với diện tích sạt lở ít, đồng thời một số vị trí do các tàu hoạt động khai thác cát vào bờ gây sạt lở (đối với tình trạng trên UBND huyện đã phối hợp với các đơn vị xử lý kịp thời.
Tuy nhiên hiệu quả đạt được trên thực tế chưa như mong đợi do nhiều yếu tố. Về giải pháp điều chỉnh phạm vi canh tác ven sông. Vấn đề này cần các chuyên gia nông nghiệp và môi trường nghiên cứu, đề xuất giải pháp hạn chế canh tác sát bờ sông để phát triển thảm thực vật bảo vệ bờ sông cho có hiệu quả. Về việc nghiên cứu, ứng dụng giải pháp kè sinh thái bảo vệ bờ sông giải pháp kết cấu công trình kè sinh thái. Giải pháp chống sạt lở thời gian qua Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở đất dọc bờ sông Krông Nô trong thời gian qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trên, cụ thể. Đối với nguyên nhân sạt lở do thủy điện.
Toàn cảnh buổi hội nghị đánh giá, giải pháp chống sạt lở sông Krông Nô
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã tổ chức làm việc với Công ty thủy điện Buôn Kuốp (đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah) để có biện pháp, kế hoạch xả nước hợp lý, tránh việc xả nước làm thay đổi dòng chảy đột ngột dẫn đến sạt lở đất. ÁP dụng biện pháp hạn chế tối đa việc thay đổi công suất của tổ máy và số lần chạy / ngừng máy hàng ngày để giảm biến động mực nước sông ở hạ lưu. Trong mùa mưa lũ, bên cạnh việc giảm lưu lượng về hạ du để giảm tối đa thiệt hại do lũ tự nhiên gây ra. Đối với nguyên nhân sạt lở do khai thác cát, Đã triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa 02 tỉnh Đắk Nông và Đắk sắk trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản khu vực giáp ranh 02 tỉnh, Theo đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cũng như các địa phương dọc Sông Krông Nô. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hai thác của các đơn vị khai thác cát theo đúng kế hoạch đăng ký khai thác hàng năm, giám sát, theo dõi về giờ giấc hoạt động của các đơn vị khai thác cát, các khu vực sạt lở tạm dừng hoạt động khai thác, thường xuyên chỉ đạo tuần tra, giám sát hoạt động của các đơn vị tại các khu vực sạt lở đã tạm dừng.
Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa 02 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản khu vực giáp ranh 02 tỉnh vẫn còn chưa đồng bộ, trong quá trình thực hiện do chưa kịp thời cập nhật các số liệu cụ thể về các tàu được phép hoạt động khai thác được cấp phép thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk nên khó khăn trong công tác kiểm tra, đồng thời các tàu thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn hoạt động khai thác đối diện tại các khu vực bị sạt lở thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông, do đó vẫn dẫn đến tình trạng sạt lở đất diễn ra./.