23/12/2024 lúc 19:50 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Lắk: Chỉ đạo sát sao về việc sản xuất, tiêu thụ sầu riêng, bơ trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên thế giới, trong nước và trong tỉnh đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh. Để kịp thời hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ các sản phẩm sầu riêng, bơ khi vào cao điểm thu hoạch, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo sát sao về việc sản xuất, tiêu thụ sầu riêng, bơ trên địa bàn tỉnh niên vụ năm 2021 trong điều kiện dịch Covid - 19.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên thế giới, trong nước và trong tỉnh đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh. Để kịp thời hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ các sản phẩm sầu riêng, bơ khi vào cao điểm thu hoạch, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo sát sao về việc sản xuất, tiêu thụ sầu riêng, bơ trên địa bàn tỉnh niên vụ năm 2021 trong điều kiện dịch Covid - 19.

Theo báo cáo năm 2021, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích sầu riêng khoảng 12.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.300 ha, sản lượng khoảng gần 100.000 tấn, thị trường tiêu thụ trong nước chiếm 60 % (khoảng 60.000 tấn), xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch thông qua các thương lái ngoại tỉnh chiếm 40 % (khoảng 40.000 tấn); bơ có tổng diện tích khoảng 9.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.400 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 85.000 tấn, thị trường tiêu thụ trong nước chiếm 70 % (khoảng 57.000 tấn), xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch thông qua các thương lái ngoài tỉnh chiếm 30 % ( khoảng - 60.000 đồng / kg , giá bơ từ 10.000 đồng / kg đến 20.000 đồng / kg tùy từng loại. 

Theo báo cáo năm 2021, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích sầu riêng khoảng 12.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.300 ha.

Đắk Lắk có tổng diện tích trên 12.000 ha Sầu riêng, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.300 ha, sản lượng khoảng 103.000 tấn; gồm nhiều giống sầu riêng như sầu riêng địa phương, Ri6, Dona chất lượng rất tốt, vỏ mỏng, hạt bé, màu cơm vàng hấp dẫn, béo và có vị ngọt vừa phải, mùi thơm ngon được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao. Tính đến ngày 30/8/2021, sầu riêng địa phương và Ri6 sản lượng đã hết vụ; còn lại chủ yếu là sản lượng sầu riêng giống Dona, diện tích khoảng 4.300 ha, sản lượng còn khoảng 62.000 tấn. 

Bơ có tổng diện tích khoảng 9.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.400 ha, sản lượng khoảng 82.000 tấn; Đắk Lắk nổi tiếng với nhiều giống bơ khác nhau như: bơ 034; bơ Sáp; bơ Booth, bơ Hass; bơ Đắk Lắk được đánh giá chất lượng rất tốt, có thịt dày, nhiều sáp, thơm ngon, vị béo dẻo và rất đa dạng về hình dáng quả. Tính đến ngày 30/8/2021 , bơ 034, bơ sáp đã hết vụ; bơ Booth, bơ Hass vào vụ thu hoạch từ giữa tháng 9/2021; diện tích bơ còn khoảng 2.200 ha, sản lượng khoảng 23.500 tấn.

Bơ có tổng diện tích khoảng 9.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.400 ha.

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các thành phần kinh tế, thương nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thu hoạch, thu mua, chế biến và tiêu thụ sầu riêng, bơ trên địa bàn tỉnh niên vụ năm 2021 hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid - 19, đồng thời đảm bảo và cam kết về thương hiệu, chất lượng, sản phẩm an toàn dịch bệnh đối với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đối với quả sầu riêng, bơ Đắk Lắk.

UBND tỉnh đã có văn bản gửi các bộ, ngành Trung Ương, UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sầu riêng, bơ và các nông sản khác của tỉnh Đắk Lắk trong tình hình dịch Covid - 19, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá của tỉnh Đắk Lắk đi và đến các tỉnh thành trong cả nước.  Đã được  nhiều đơn vị quan tâm kết nối với các tỉnh, thành cụ thể: Công ty cổ phần XNK Thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu ( Thành phố Hồ Chí Minh ) Công ty TNHH Kinh doanh TM và DV An Nguyên. Các đầu mối tiêu thụ khác như: Công ty CP xuất khẩu Cao Bằng; Siêu Thị Lan Chi Hà Nội; ACT ONE (Hà Nội)...

Không những vậy còn thực hiện trên các sàn Thương mại điện tử: phối hợp với Cục Thương mại Điện tử, Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên 02 sàn thương mại điện tử sendo.vn và voso.vn, với 25 doanh nghiệp. Kết nối vào hệ thống siêu thị như: Trung tâm thương mại toàn quốc (Hệ thống Siêu thị LOTTE, BIG C; VINCOM; MEGA MARKET; COOPMART; AEON) và các đơn vị thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh...

Đắk Lắk cũng ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn trên địa bàn chủ động triển khai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi.

Tỉnh này cũng  triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản trong điều kiện dịch Covid - 19; đã cấp được hơn 4.000 thẻ nhận diện phương tiện chứa mã QR code để các phương tiện vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh được ưu tiên lưu thông trên Luồng xanh khi đến, đi, đi qua các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT - TTg. Triển khai hướng dẫn các đơn vị vận tải hàng hóa kê khai thông tin để nhận Giấy nhận diện phương tiện thông qua mã QR code được thực hiện tự động trên phần mềm; đồng thời cung cấp danh sách 58  đơn vị vận tải hàng hóa tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có thể huy động để vận chuyển, tiêu thụ bơ, sầu riêng trong trường hợp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.

Đắk Lắk cũng ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn trên địa bàn chủ động triển khai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn phục vụ thu mua, xuất khẩu, chế biến, bảo quản nông sản. Trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 53.560 tỷ đồng, trong đó, doanh số cho vay trồng trọt, thu mua, tiêu thụ, chế biến, bảo quản rau quả (có bơ, sầu riêng) đạt 705 tỷ đồng. 

Ngân hàng nhà nước tỉnh thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2000/TT - NHNN ngày 13/3/2020 và Thông tư số 03/2021 TT NHNN ngày 02/4/2021 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT - NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19”. Tập trung ưu tiên thực hiện việc đồng thuận giảm lãi suất đối với dư nợ cho vay hiện hữu, giảm lãi suất cho vay mới để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19. 

Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, nhiều tỉnh, thành đồng loạt áp dụng Chỉ thị 16/CT - TTg, kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các địa phương, số lượng thương lái thu mua không nhiều như những năm trước, đa phần các thương lái thu mua sản lượng lớn đến từ các tỉnh Miền Tây, do dịch Covid - 19 nên việc đưa người (công nhân kỹ thuật thu hái, bóc tách) lên tỉnh Đắk Lắk để thu mua, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, mặc khác khâu xuất khẩu cũng bị ách tắc do phía Trung Quốc siết chặt tại các cửa khẩu, dẫn đến lượng nông sản bị ùn ứ, một số doanh nghiệp bóc tách sầu riêng phải cấp đông trữ hàng để khi có điều kiện thông thương mới xuất hàng, điều này ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của người dân. Trong khi đó, năng lực dự trữ kho lạnh bảo quản hạn chế, có khoảng 7.500 tấn quả; sấy khoảng 500 tấn quả và cũng không thể di chuyển đi sang các tỉnh khác có công suất kho lạnh lớn ở các tỉnh phía Nam do cách ly và không còn sức chứa. 

Trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 53.560 tỷ đồng.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 song tới thời điểm hiện tại tỉnh Đắk Lắk đã tiêu thụ khoảng hơn 40.000 tấn sầu riêng đạt khoảng 40 % tổng sản lượng và khoảng 58.500 tấn bơ, đạt hơn 70 % tổng sản lượng toàn tỉnh. Có được kết quả trên một phần nhờ các cấp, các ngành vào cuộc hỗ trợ kết nối giao thương và đã có rất nhiều đối tác quan tâm, tìm hiểu với nhiều hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại toàn quốc và các đơn vị thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh liên hệ tỉnh để hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Theo báo cáo đến thời điểm hiện tại tỉnh đã có 41 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, phân loại, đóng gói, cấp đông, bảo quản lạnh. Tỉnh này cũng yêu cầu các ngành liên quan hướng dẫn tạo điều kiện cho các kho cấp đông trên địa bàn, để giới thiệu cho các doanh nghiệp thu mua nông sản, hợp đồng thuê kho dự trữ tạm thời, chờ khi thuận lợi cung cấp ra thị trường tiêu thụ. 

Hiện có rất nhiều các đơn vị phân phối trên cả nước đang được các cấp, ngành cung cấp các đầu mối tiến hành xúc tiến tiêu thụ cho bà con, do vậy bà con nông dân cần nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid - 19 ngày càng diễn biến phức tạp, tránh tình trạng chần chừ chờ giá cao rồi bán dẫn đến mất cơ hội kết nối tiêu thụ./.