08/11/2024 lúc 14:02 (GMT+7)
Breaking News

Cuộc chiến khốc liệt giữa các 'ông trùm' thương mại điện tử

VNHNO - Hiện nay, cuộc chiến thương mại điện tử ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc kiếm lợi nhuận dựa trên hoạt động bán hàng, những đại gia trong ngành còn sẵn sàng chịu lỗ để đưa giá trị thương hiệu của mình được biết đến rộng rãi với những chiêu thức đánh vào tâm lý của khách hàng.

VNHNO - Hiện nay, cuộc chiến thương mại điện tử ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc kiếm lợi nhuận dựa trên hoạt động bán hàng, những đại gia trong ngành còn sẵn sàng chịu lỗ để đưa giá trị thương hiệu của mình được biết đến rộng rãi với những chiêu thức đánh vào tâm lý của khách hàng.

Mua sắm hàng hóa thông qua dịch vụ thương mại điện tử

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đưa ra, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử năm 2017 đạt từ 25-30% và tốc độ này vẫn có thể được duy trì trong 3 năm tiếp theo. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 vừa qua lên đến 35%.

"Khách hàng là thượng đế"

Đối với các hoạt động thương mại, khách hàng luôn là yếu tố then chốt trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, số lượng khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và đó cũng là nguyên nhân gây ra sự bủng nổ về các cuộc chiến khốc liệt giữa các đôi thủ cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tìm mọi cách "đốt tiền" không thương tiếc.

Để làm được điều đó, trước hết, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng các chiến lược để làm sao có thể đánh trúng tâm lý của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính để có thể thu hút được lượng khách hàng lớn. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi khủng cùng với việc hỗ trợ vận chuyển giao hàng nhằm tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, tiện lợi và phụ hợp với túi tiền.

Chiến lược kinh doanh đầy toan tính

Theo một chuyên gia marketing ở TP HCM chia sẻ, chợ điện tử luôn tung ra nhiều chiêu trò khuyến mại khủng và ngày một dày đặc. Nếu website của doanh nghiệp này tung ra một chương trình khuyến mãi lớn thì một "ông lớn" khác cũng bùng nổ khuyến mãi ngay sau đó, ví dụ như chương trình "giựt cô hồn" của Tiki vừa kết thúc thì Shopee cũng bắt đầu chạy chương trình "Ngày hội siêu mua sắm" để hút khách hàng.

Lazada là một trong những "ông trùm" khét tiếng trong giới thương mại điện tử, có mặt trên thị trường từ rất sớm và cũng thường xuyên tung ra nhiều chương trình khuyến mãi siêu khủng, đặc biệt là đợt kỷ niệm sinh nhật vào tháng 4 hàng năm hay ngày Single Day (11/11) với ngân sách lên tới hàng chục tỷ đồng.

Shopee dù mới chen chân vào thị trường này của Việt Nam nhưng cũng chứng tỏ độ đáng gờm của mình với tốc độ phát triển ấn tượng nhờ vào các chính sách thiết thực dành cho người mua như miễn phí giao nhận cho khách hàng. Mới đây trên website của Shopee đã để thông tin chương trình ngày 9/9 năm nay với tên gọi: "9/9 - Ngày siêu mua sắm". Trong đó, Shopee cho biết sẽ có 99.999 khuyến mãi kéo dài từ ngày 29/8 - 9/9 cho người tiêu dùng. Đặc biệt, có những khuyến mãi khủng có giá chỉ từ 9.000đ.

Chấp nhận lỗ để có chỗ đứng trên thương trường

Theo ông Trần Văn Quý - Giám đốc điều hành EQVN chia sẻ: Các đại gia đang "phớt lờ" chuyện lỗ để giành vị trí số 1 trong cuộc đua tìm kiếm người dùng (User). Rất hiếm trang thương mại điện tử nào có lãi sau 3, thậm chí là 5 năm hoạt động. Bản thân ông lớn như Amazon cũng đã phải mất 15 năm để chi lượng tiền "khủng" với mục đích thu hút người dùng.

Để thu được lãi từ việc kinh doanh thương mại điện tử, họ phải có một lượng khách hàng lớn, đạt biên độ lợi nhuận trung bình và phải xây dựng hàng chục triệu khách hàng trong 5-10 năm. Đặc biệt, phải chấp nhận thua lỗ để thâu tóm thị phần là cuộc chơi tất yếu khi mà thị trường hiện tại toàn những "đại gia" chịu chi.

Nhiều tập đoàn lớn rót vốn đầu tư vào các trang web thương mại điện tử

Thực tế, các "ông trùm" đứng sau những sàn thương mại điện tử đã không ngừng bơm thêm vốn. Đầu năm 2018, Tiki tiếp tục được tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc là JD.com cùng một số nhà đầu tư khác rót thêm khoảng 50 triệu USD. Lazada cũng được Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD. Trong khi đó, Sendo cũng mới vừa được các nhà đầu tư "bơm" thêm 52 triệu USD. Hay như Shopee cũng được công ty mẹ SEA tăng 1.200 tỷ đồng vốn nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi tại Việt Nam./.