26/11/2024 lúc 04:54 (GMT+7)
Breaking News

Cư Jút ( Đắk Nông): Đoàn kết, ý chí, khát vọng phát triển bền vững

Trả lời phỏng vấn của TC.VNHN ông Nghiêm Hồng Quang - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Cư Jút là huyện giáp thành phố Buôn Ma Thuột thủ phủ Tây Nguyên, có quốc lộ 14, quốc lộ 28 qua trung tâm huyện rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh, thành trong nước. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tích lũy trong những năm qua tương đối đồng bộ; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền

Trả lời phỏng vấn của VNHN, ông Nghiêm Hồng Quang - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Cư Jút là huyện giáp thành phố Buôn Ma Thuột thủ phủ Tây Nguyên, có quốc lộ 14, quốc lộ 28 qua trung tâm huyện rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh, thành trong nước. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tích lũy trong những năm qua tương đối đồng bộ; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí, khát vọng phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ có những chính sách mới để ưu đãi phát triển vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. 

Trong thuận lợi thì huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế của huyện còn nhỏ, phân tán, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu sự dẫn dắt của các nhà đầu tư lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh, khả năng hội nhập kinh tế thế giới hạn chế; chính phủ tiếp tục thắt chặt đầu tư công; thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai, dịch bệnh khó lường; giá cả nông sản không ổn định; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển trong thời kỳ hội nhập. Các thế lực thù địch có nhiều âm mưu, thủ đoạn, kích động lôi kéo một bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả tin biểu tình bạo loạn, gây mất ổn định chính trị.

Cư Jút là huyện giáp thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ Tây Nguyên, có quốc lộ 14, quốc lộ 28 qua trung tâm huyện rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh, thành trong nước.

Qua 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI Đảng bộ huyện, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, giám sát của HĐND, điều hành của UBND huyện và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều đạt và vượt kế hoạch như; Tăng trưởng kinh tế; CN-TTCN -XD, thương mại – dịch vụ, nông – lâm nghiệp; xây dựng đô thị, nông thôn mới; văn hóa, giáo dục, y tế, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giữ được tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tăng trưởng chung của cả nước và địa phương. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ ổn định, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, giá trị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất có nhiều tiến bộ; diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều đạt và vượt; cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư nâng cấp; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới nhờ vào triển khai chương trình nông thôn mới và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều khởi sắc, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Ông Nghiêm Hồng Quang - Chủ tịch UBND huyện 

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được đảm bảo; công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể được kiện toàn, củng cố; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, sản lượng công nghiệp đạt khá, Phương thức sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, năng suất tăng dần. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng đến địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Hoạt động thương mại tăng trưởng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân trên địa bàn huyện, các loại hình thương mại dịch vụ ngày càng đa dạng. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện được chú trọng. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị được xác định là một trong ba đột phá của huyện, được ưu tiên đầu tư và bước đầu đã đạt được kết quả, kết cấu hạ tầng dần được đồng bộ, đầu tư phát triển tăng khá trong bối cảnh thắt chặt đầu tư công, Doanh nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển về quy mô, tăng cả về số lượng và vốn đăng ký.

Trụ sở UBND huyện Cư Jút.

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường và có nhiều tiến bộ. Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cải thiện về chất lượng. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, dịch vụ y tế công từng bước được nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng y tế tiếp tục được đầu tư. Công tác giải quyết việc làm được chú trọng trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, quy mô và chất lượng dân số dần được cải thiện.

Ông Nghiêm Hồng Quang - Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: "Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai sâu, rộng trên địa bàn toàn huyện, không ngừng đổi mới về nội dung, phù hợp với đối tượng, địa bàn"; chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng trọng điểm về vi phạm pháp luật. Các mặt công tác tư pháp khác đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo triển khai hiệu quả hơn, phong trào thể dục thể thao có bước phát triển. Bộ máy các phòng, ban huyện cơ bản được kiện toàn, sắp xếp, cải cách hành chính theo hướng thuận lợi, tạo điều kiện nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý nhanh chóng; Thực hiện tốt các chính sách và đoàn kết dân tộc, tôn giáo theo chủ trương nhất quán của nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo, an ninh quốc phòng ổn định, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện được bảo đảm.

Với những nỗ lực đã đạt được, trong những năm qua huyện Cư Jút luôn được UBND tỉnh đánh giá là huyện thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

Tăng cường các nguồn lực xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV đúng theo quy định.Tập trung chăm lo xây dựng thực hiện thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh; xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm công tác quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống và chủ động xử lý mọi tình huống xảy ra, đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch.Thường xuyên xây dựng bổ sung hoàn thiện các kế hoạch, phương án tác chiến khu vực phòng thủ phù hợp với tình hình của huyện và tổ chức thực hiện tốt công tác diễn tập tác chiến phòng thủ của huyện và các xã, thị trấn theo quy định. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên rộng khắp, bảo đảm độ tin cậy, chất lượng chính trị ngày càng được nâng cao.

Đến nay toàn huyện có 6/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong 5 năm qua huyện Cư Jút được phân bổ và giao kế hoạch vốn Chương trình 135 (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh, bền vững). Tổng nguồn vốn gần 23 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển trên 19 tỷ đồng và vốn sự nghiệp trên 4 tỷ đồng. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ xã, thôn, buôn, bon và cộng đồng dân cư xã biên giới. Công tác chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện được sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, từ năm 2016 đến nay đã chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 9.815 đối tượng, với tổng số tiền trên 37 tỷ đồng, cấp hơn 6.857 thẻ BHYT. Bằng nguồn kinh phí Nhà nước và nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp, công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm được đẩy mạnh, đào tạo nghề cho 7.685 lao động, giải quyết việc làm trên 10.802 lao động đã góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Đến nay toàn huyện có 6/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn Eatling đạt đô thị văn minh. Xã nông thôn mới nâng cao tại xã Nam Dong đạt 13/21 tiêu chí (49/63 chỉ tiêu); xã Tâm Thắng đạt 14/21 tiêu chí (51/63 chỉ tiêu). Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu, người dân ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực chung tay tham gia vào xây dựng nông thôn mới.

Với những nỗ lực đã đạt được, trong những năm qua huyện Cư Jút luôn được UBND tỉnh đánh giá là huyện thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Tuy nhiên, một số đơn vị, UBND các xã, thị trấn vẫn còn có vụ việc giải quyết trễ hẹn và chậm trễ trong việc xin lỗi công dân bằng văn bản sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có lúc chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến tiến độ chung ông Nghiêm Hồng Quang - Chủ tịch UBND huyện cho hay./.