19/04/2024 lúc 21:15 (GMT+7)
Breaking News

Cần 733 nhân sự vận hành Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Dự kiến, ngày 6/11, Dự án Đường sắt đô thị Cát (ĐSĐT) Linh - Hà Đông sẽ chính thức được bàn giao cho Hà Nội để đưa vào khai thác thương mại, dự kiến, sẽ có 733 nhân sự vận hành dự án, thay vì 651 nhân sự như đề suất ban đầu.

Dự kiến, ngày 6/11, Dự án Đường sắt đô thị Cát (ĐSĐT) Linh - Hà Đông sẽ chính thức được bàn giao cho Hà Nội để đưa vào khai thác thương mại, dự kiến, sẽ có 733 nhân sự vận hành dự án, thay vì 651 nhân sự như đề suất ban đầu.

Lý giải về vấn đề này, ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội cho biết: Để thực hiện đầu đủ khuyến cáo của tư vấn ACT, Pháp nên Công ty đã bổ sung thêm 82 nhân sự, trong đó có 44 nhân viên thực hiện trên ga và 38 nhân sự trên tàu. Như vậy, dự kiến sẽ có 51người vận hành trên 1km.

Thời gian qua, trong 20 ngày, Tổng thầu EPC Trung Quốc đã thực hiện vận hành hơn 5.740 chuyến tàu chạy, với tổng số hơn 70.000km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn, các cơ quan chức năng và Hội đồng kiểm tra Nhà nước.

Trong tháng 4/2021, Công ty TNHH MTV ĐSĐT Hà Nội đã trình hồ sơ đề nghị cấp  giấy phép lái tàu ĐSĐT cho 37 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu tại Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu do Cục đường sắt Việt Nam thành lập đã trình Cục đường sắt Việt Nam cấp giấy phép lái tàu cho 36 nhân sự đủ điều kiện tiêu chuẩn.

Ngoài ra, 16 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu trong nước đang tiếp tục được Công ty TNHH MTV ĐSĐT Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý dự án đường sắt, Trường cao đẳng nghề Đường sắt đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình để hoàn thiện điều kiện theo tiêu chuẩn cấp giấy phép lái tàu, đáp ứng nhu cầu vận hành tuyến trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Vũ Hồng Trường cũng cho biết: Theo kế hoạch vận hành giai đoạn đầu, tối thiểu 1 năm sau khi dự án được bàn giao. Riêng giai đoạn 1, chúng tôi cũng chia làm 2 giai đoạn: 6 tháng đầu vận hành tự thấp đến cao, đồng thời, sẽ điều hành 1 cách linh hoạt tạm thời như thời gian xe buýt. Cụ thể, giờ mở tuyến từ 5h30 đến 20h30, sau này nếu hành khách đông sẽ kéo dài thời gian vận hành tuỳ theo điều kiện thực tiễn. Theo tính toán, ban đầu sẽ vận hành 10p/chuyến trong thời gian bình thường, giờ cao điểm khoảng 6 phút/chuyến

Trong 15 ngày chúng tôi sẽ miễn phí sử dụng, sau đó sẽ thu tiền theo giá vé 1 chặng ngắn là 8.000 đồng, giá vé cả tuyến là 30 nghìn đồng/ngày. Giá vé tháng 200.000 người/tháng; vé ưu tiên được định danh là 100.000/tháng; vé mua theo tổ chức cũng sẽ được giảm giá; đối với các trường hợp được miễn phí sẽ thực hiện như vé xe buýt.

Giá vé tháng cũng sẽ được kích hoạt từ thời điểm mua, từ 6/11 sẽ đến 6/12, thay như cách xe buýt đang thực hiện chỉ được tính đến 31/11.

Để dự án được vận hành an toàn, từ tháng 4/2021, chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam đào tạo các cán bộ vận hành đường sắt, các vấn đề sự cố, xử lý nóng trong quá trình vận hành dự án.

"Riêng đối với các ga của ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông hiện đang có ít nhất 7 tuyến xe buýt kết nôi, một số ga có 16 tuyến xe buýt giúp người dân dễ dàng di chuyển. Tuy nhiên, tôi xin nói rõ là chắc chắn không có điểm gửi ô tô, xe máy. Vì thế, người dân có thể phải đi bộ vài trăm mét từ các điểm gửi xe đến nhà ga đường sắt đô thị", ông Trường nói.

Bổ sung thêm về quá trình vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Dương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội cho biết thêm: Trong 15 ngày đầu, chúng tôi sẽ vận hành 3 đoàn tàu, sau đó sẽ chạy 6 đoàn tàu không ngừng nghỉ, sau 6 tháng sẽ vận hành 9 đoàn tàu (chỉ 6 phút/chuyến); tiếp đó, chúng tôi sẽ chạy 13 đoàn tàu không ngừng nghỉ. Trong quá trình vận hành chúng tôi cũng căn cứ vào lưu lượng khách để đánh giá tổng thể, phần bổ lịch chạy tàu.

"Tôi cho rằng, việc đưa tuyến đường sắt đô thị đầu tiên có thể vận chuyển 1.000 khách không ngừng nghỉ và chỉ tốn 23 phút cho 13km chạy tàu sẽ giúp giải bài toán tắc đường cho Hà Nội. Ngoài ra, tại khu Depo Hà Đông, chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn quỹ đất để phát triển thêm tuyến Hà Đông - Xuân Mai dài thêm 15km nữa, tổng cộng là 30km đường sắt đô thị Cát Linh - Xuân Mai trong tương lai", ông Tuấn nói.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ. Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Tư vấn đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống là Liên danh tư vấn Apave - Cetifer - Tricc (Tư vấn ACT).