20/11/2024 lúc 22:22 (GMT+7)
Breaking News

Bộ GTVT “điểm tên” nhiều nhà thầu thi công yếu kém tại cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Theo nguồn tin của PV, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng giao thông (QLXD&CLCTGT) vừa báo cáo Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh xử lý nghiêm khắc các nhà thầu thi công yếu kém tại dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo nguồn tin của PV, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng giao thông (QLXD&CLCTGT) vừa báo cáo Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh xử lý nghiêm khắc các nhà thầu thi công yếu kém tại dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Cục Quản lý xây dựng điểm tên” nhiều nhà thầu thi công yếu kém tại cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn thi công tiến độ “rùa bò”

Mới đây, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và các đơn vị liên quan đã đi kiểm tra, khảo sát hiện trường dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021- 2025 (đoạn tuyến Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ); đồng thời kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cam Lộ - La Sơn... 

Tuyến đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn được khởi công từ 16/9/2019, có tổng chiều dài xây dựng là 98,35km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37km và đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 61km, gồm 11 gói thầu xây lắp. Tổng mức đầu tư vào dự án thành phần cao tốc Bắc -Nam đoạn Cam Lộ-La Sơn khoảng 7.669 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo với Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và đoàn công tác, ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, dự án giá trị sản lượng của toàn dự án đến nay mới đạt khoảng 70,2%. Chậm 8,8% so với tiến độ theo hợp đồng.

Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của mưa lũ từ năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 và công tác bàn giao mặt bằng, Cục QLXD&CLCTGT  chỉ rõ tiến độ dự án chậm còn xuất phát từ năng lực của một số nhà thầu.

Nhiều nhà thầu bị đề nghị điều chuyển

Theo Cục QLXD&CLCTGT, 7 gói thầu  (XL1, XL2, XL3, XL4, XL7, XL10 và XL11) dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/6/2022; gói XL5 hoàn thành vào ngày 30/7/2022; gói XL6 hoàn thành vào ngày 30/8/2022; gói XL9 hoàn thành vào ngày 30/9/2022; gói XL8 hoàn thành vào ngày 31/10/2022;  chậm từ 3 - 6 tháng so với kế hoạch đề ra.

Trước tình trạng nêu trên, Cục QLXD&CLCTGT báo cáo Bộ GTVT đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh theo dõi đặc biệt đối với Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam (gói thầu XL2) trong tháng 1/2022 nếu không chuyển biến tích cực phải thực hiện điều chuyển khối lượng cho nhà thầu khác thực hiện.

Đặc biệt, Cục QLXD&CLCTGT kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh điều chuyển toàn bộ khối lượng của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên (gói thầu XL3) cho nhà thầu khác thực hiện.

Đồng thời, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh theo dõi đặc biệt đối với các Công ty 319.2 và 319.9 trong tháng 1/2022 để yêu cầu Tổng công ty 319 thực hiện điều chuyển khối lượng cho nhà thầu khác thực hiện (nếu không chuyển biến tích cực).

Cùng với đó, Cục QLXD&CLCTGT đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà thầu gói thầu XL5 và XL6 phối hợp chặt chẽ với địa phương đẩy nhanh thủ tục mở rộng mỏ đất đắp đồi Vũng Nhựa, sớm cấp phép đưa vào khai thác diện tích phần mở rộng mỏ Hiền Sỹ để cung cấp đất đắp cho dự án.

Đáng chú ý, trước đó, vào cuối tháng 5/2021, Bộ GTVT cũng đã phát văn bản yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh xử lý điều chuyển khối lượng của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên (gói thầu XL3) cho nhà thầu khác triển khai thi công và ra cảnh báo đối với các nhà thầu: Công ty CP Vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông 624 (gói thầu XL7); Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát và Công ty TNHH Nhạc Sơn (gói thầu XL6), Công ty TNHH Đại Hiệp, Tổng công ty XDCTGT 5 và Công ty TNHH Xây dựng Bảo Sơn (gói thầu XL11),…