Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho biết: Dự kiến hết tháng 1/2022, toàn ngành sẽ giải ngân đạt trên 40.000 tỷ đồng (đạt 95%) kế hoạch của Chính phủ giao và là một trong những Bộ có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm báo cáo tại Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 diễn ra vào sáng ngày 25/12, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho hay, Bộ GTVT tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 67 dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025; phê duyệt chủ trương đầu tư theo thẩm quyền 42/51 dự án nhóm B, C; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3/10 dự án nhóm A; trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 2/6 dự án quan trọng quốc gia.
Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép, Bộ GTVT giao thông vận tải đã thành lập Tổ công tác đặc biệt đặc biệt và công tác giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng là Tổ trưởng để xử lý ngay những vướng mắc, chậm trễ trong công tác giải ngân.
Trong năm 2021, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công rất lớn, lên tới hơn 43 nghìn tỷ đồng, kết quả giải ngân hàng tháng của Bộ nằm trong số các bộ, ngành đạt tỷ lệ giải ngân cao so với bình quân chung của cả nước. Dự kiến đến tháng 1/2022 toàn ngành sẽ giải ngân đạt trên 40.000 tỷ đồng (đạt 95%) vốn Chính phủ giao.
Bên cạnh đó, công tác quyết toán dự án hoàn thành tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo sát sao; đến nay các cơ quan đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 45 dự án với tổng giá trị 16.043 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2021, Bộ đã hoàn thành thủ tục và khởi công 18 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 14 dự án, điển hình như dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, bản giao Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội đưa vào vận hành, khai thác; khởi công Dự án tuyến tránh Quốc lộ 91 qua Long Xuyên, Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc...
Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng, phát triển KCHTGT và giải ngân vốn đầu tư công đã được Bộ GTVT tập trung chỉ đạo quyệt liệt, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 67 dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ TVT thừa nhận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: chất lượng một số văn bản chưa được ổn định, lâu dài; công tác giải phóng mặt bằng chưa được xử lý dứt điểm; còn thiếu nguồn cung ứng vật liệu tại một số dự án tiến độ triển khai thi công một số dự án còn chậm so với kế hoạch yêu cầu; công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là kết cấu hạ tầng đường bộ đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ.
Về yếu tố khách quan, dịch covid-19 bùng phát mạnh tại hầu hết địa phương làm cho việc cung cấp nguồn vật liệu gặp khó khăn, nhất là các hàng hóa, vật liệu cần nhập khẩu; khó huy động nhân lực cho các công trình cũng như triển khai thi công do giãn cách xã hội; ngoài ra, giá vật liệu, nhiên liệu phục vụ thi công tăng cao, việc tiếp cận nguồn vật liệu đất đắp còn khó khăn, cơ chế giải ngân phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ chung của một số dự án đang triển khai.
Đặc biệt, kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu nhiều so với thực tế, trong khi nhiệm vụ quản lý bảo trì đòi hỏi ngày càng cao hơn, việc khắc phục hậu quả thiên tai và tiếp nhận thêm các tuyến đường bộ mới với chiều dài lớn cũng là những vướng mắc cần tháo gỡ.