23/12/2024 lúc 19:05 (GMT+7)
Breaking News

3 cổ đồng lớn từ Singappore mua 35,95% cổ phần Golden Gate là ai?

Ngày 10/3, Công ty Golden Gate mới đã công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng 35,95% cổ phần cho nhóm 3 cổ đông mới đến từ Singapore và chia tay nhà đầu tư cũ, Prosperity Food Concepts (PFC) Pte Ltd của Singapore. Đây là thương vụ M&A quan trọng đầu năm 2022.

Ngày 10/3, Công ty Golden Gate mới đã công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng 35,95% cổ phần cho nhóm 3 cổ đông mới đến từ Singapore và chia tay nhà đầu tư cũ, Prosperity Food Concepts (PFC) Pte Ltd của Singapore. Đây là thương vụ M&A quan trọng đầu năm 2022.

Chuỗi các cửa hàng thuộc Golden Gate được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Lộ diện 3 nhà đầu tư Singapore mua lại Golden Gate

Cụ thể, cơ cấu cổ đông của Golden Gate đã thay đổi với việc 32,92% vốn góp của nhà đầu tư cũ Prosperity Food Concepts Pte Ltd (Singapore) và một phần nhỏ vốn góp của 2 nhà đồng sáng lập công ty sẽ được chuyển đổi sang các nhà đầu tư mới, Temasek, Seatown Private Capital Master Fund (Singapore) và Periwinkle Pte Ltd cũng của Singapore. Tổng số cổ phần chuyển nhượng cho nhóm cổ đông mới là 35,95%.

Tại Việt Nam, Temasek đã đầu tư lâu dài vào một số công ty như VNG, Scommerce, Vinhomes. Trong đó, Golden Gate là một trong những doanh nghiệp F&B của Việt Nam được Temasek đầu tư cho đến thời điểm này.

Đây là một thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) có ý nghĩa quan trọng đối với Golden Gate nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung, đặc biệt trong bối cảnh ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 kéo dài sang năm thứ 3.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc khối Vận hành Công ty Golden Gate, tổng giá trị chuyển nhượng của thương vụ này là thông tin bảo mật theo thỏa thuận của các bên. Ông Khánh cho rằng, việc 3 nhà đầu tư lớn củaSingapore bao gồm Temasek, Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte Ltd chọn Golden Gate để đầu tư trong bối cảnh đại địch COVID-19 vẫn căng thẳng tại Việt Nam cho thấy sức hút rất lớn về tiềm năng phát triển của Golden Gate.

Tính đến hết tháng 3/2021, Temasek có tổng danh mục đầu tư ròng đạt 283 tỷ USD. Danh mục đầu tư của tập đoàn này vẫn chủ yếu duy trì tại châu Á, chiếm 64% tỷ trọng tính theo giá trị tài sản của các công ty trong danh mục (theo số liệu công bố tại www.temasekreview.com.sg.). Tại Việt Nam, Temasek đã đầu tư lâu dài vào một số công ty như VNG, Scommerce, Vinhomes. Trong đó, Golden Gate là một trong những doanh nghiệp F&B của Việt Nam được Temasek đầu tư cho đến thời điểm này.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, nhóm cổ đông chiến lược mới sẽ tham gia vào HĐQT Golden Gate và hỗ trợ công ty Việt Nam trong công việc hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới.

Ông Khánh cũng kỳ vọng: Việt Nam sắp tái mở cửa nền kinh tế nên tiềm năng tăng trưởng của ngành F&B và đặc biệt là tiềm năng của Golden Gate với tư cách công ty hàng đầu trên thị trường này là rất lạc quan.

Năm 2021, chuỗi nhà hàng của công ty phải đóng cửa 35% nhằm tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch của Chính phủ, Golden Gate vẫn đạt doanh thu 3.320 tỷ đồng, bằng 73% kết quả của năm 2020.

Doanh nghiệp F&B lớn nhất Việt Nam hiện đang sở hữu hơn 400 nhà hàng tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng chủ yếu về lẩu và nướng như Kichi-Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Manwah, Hutong...

Ai là ông chủ thực sự tại Golden Gate?

Giá trị thương vụ không được công bố, tuy nhiên theo chứng thư thẩm định giá do CTCP Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8/2021, giá trị một cổ phần Golden Gate là 1.953.359 đồng, tương đương vốn hoá 14.845 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD).

Tạm tính theo mức định giá này, nhà đầu tư Singapore có thể phải bỏ ra chừng 234 triệu USD cho thương vụ M&A gần 36% cổ phần Golden Gate.

Cập nhật tại ngày 31/12/2020, Golden Gate có số vốn cổ phần 76,34 tỷ đồng, chia làm 7,634 triệu cổ phần, trong đó 3 cổ đông sáng lập là ông Đào Thế Vinh nắm giữ 782.597 cổ phiếu tương đương với tỷ lệ sở hữu 10,2%, ông Trần Việt Trung (Thành viên HĐQT) và ông Nguyễn Xuân Tường (Phó Tổng Giám đốc) cũng lần lượt sở hữu 4,43% và 3,98%. Ông Đào Thế Vinh (SN 1972) hiện đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của công ty này.

Ngoài ra, hơn 82,14% cổ phần của Golden Gate do 2 tổ chức nắm giữ là: CTCP Golden Gate Partners (nắm giữ 44,22%) và Prosperity Food Concepts Pte Ltd (nắm giữ 37,92%).

Ông Đào Thế Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Golden Gate

Trong đó, CTCP Golden Gate Partners thành lập từ tháng 6/2014, vốn có nhiều mối liên hệ với nhóm cổ đông sáng lập Golden Gate, hiện do ông Trần Việt Trung (SN 1963) đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Còn, Prosperity Food Concepts Pte Ltd được thành lập tại Singapore.

Prosperity Food Concepts Pte Ltd bắt đầu rót vốn vào Golden Gate từ đầu năm 2019. Đáng chú ý, cùng thời điểm này, nhóm cổ đông sáng lập gồm Golden Gate Partners, các ông Đào Thế Vinh, Nguyễn Xuân Tường, Trần Việt Trung đã thế chấp toàn bộ phần vốn chi phối 51,03% cổ phần Golden Gate tại Prosperity Food Concepts Pte Ltd.

Việc thế chấp số cổ phần trên duy trì cho tới hiện nay, có nghĩa rằng dù nhóm cổ đông sáng lập vẫn đứng tên điều hành, và nắm giữ cổ phần quá bán, tuy nhiên vai trò quyết định của đối tác ngoại là không hề nhỏ.

Ở diễn biến liên quan, ông Đào Thế Vinh từ ngày 22-24/12/2021 đã chuyển nhượng 371.139 cổ phần (tương đương 4,86% vốn điều lệ) Golden Gate theo hình thức thỏa thuận. Tới ngày 22/2/2022, Golden Gate báo cáo có thêm 1 cổ đông ngoại là Trio Stars Investment Corp, sở hữu đúng bằng số cổ phần ông Vinh đã bán.

Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông ngoại (gồm cả Prosperity Food Concepts Pte Ltd) cập nhật đến thời điểm đó là 37,78%.