24/04/2024 lúc 12:29 (GMT+7)
Breaking News

Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để phòng, chống dịch COVID-19

Hiện dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo các chuyên gia y tế, cần tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống chọi với dịch bệnh. Một trong những cách để tăng cường hệ miễn dịch là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và bỏ những thói quen xấu.

Hiện dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo các chuyên gia y tế, cần tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống chọi với dịch bệnh. Một trong những cách để tăng cường hệ miễn dịch là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và bỏ những thói quen xấu.

Ảnh minh họa

Cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người đặc biệt trong giai đoạn mắc bệnh thì dinh dưỡng cân bằng và hợp lý lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật.

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng mỗi bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, đủ lượng nước lọc (2-3l) trong ngày.

Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.

- Các thực phẩm giàu chất đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vât. Đạm có giá trị sinh học cao như: thịt bò, trứng, thịt gà, cá, cua, nhuyễn thể: trai, hến…. Các loại hạt giàu đạm như đậu cô ve, đậu hà lan, đậu tương, lạc…

Đặc biệt là sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa: sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, pho mai… Tùy vào từng lứa tuổi để cung cấp năng lượng cho phù hợp và vừa đủ.

- Các thực phẩm cung cấp chất béo, đặc biệt là các chất béo có nguồn gốc từ các hạt: vừng, lạc, dầu oliu… Hạn chế sử dụng chất béo no từ động vật: mỡ động vật, mỡ từ nội tạng động vật…

- Chất bột: chiếm khoảng 55-60% khẩu phần ăn, 1 người bình thường có thể sử dụng mỗi bữa 2 miệng bát cơm nhỏ vào các bữa trưa và tối.

- Rau xanh và quả chín là những thực phẩm giúp cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất dinh dưỡng.

Một số loại rau xanh được khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn như: súp lơ, cải bắp, ớt chuông, bông cải xanh, cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin C, A, E. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.  

Các quả chín cung cấp vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, đu đủ, chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sự sản xuất bạch nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Mỗi người nên ăn 300-400g quả chín mỗi ngày. Vitamin C được đào thải hàng ngày nên cần cung cấp cho cơ thể thường xuyên, đều đặn.

Ngoài ra, cần ăn thêm sữa chua có các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch; là nguồn vitamin D tuyệt vời. Vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt…

 Bỏ thói quen xấu

Thói quen sinh hoạt như thức khuya, ăn qua loa, bỏ bữa là những thói quen xấu, chúng ta nên thay đổi vì nó có những tác động xấu đến sức khoẻ. Tác động đầu tiên sẽ làm suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tác động xấu thứ hai là tăng nguy cơ của các bệnh lý rối loạn về dinh dưỡng.

Nguyên lý của các bệnh lý rối roạn về dinh dưỡng đều có tác động gián tiếp tới sức khoẻ, đặc biệt sức khoẻ của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những người thức khuya thì hoạt động của hệ thống miễn dịch rất yếu, hoạt động của bạch cầu sẽ rất chậm nếu chúng ta không đi ngủ trước 22 giờ. Điều này có nghĩa, nếu bạn thức khuya đến 23 giờ thì bạn sẽ làm cho hoạt động của bạch cầu trong cơ thể hoạt động chậm, không hiệu quả, trong khi vai trò chính của bạch cầu là “bắt” các vi khuẩn. Khi các vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể thì nó sẽ đi toàn cơ thể, xâm nhập vào mạch máu, và bạch cầu sẽ “bắt” các vi khuẩn này, làm cho các vi khuẩn này bị bất hoạt, tiêu đi. Thứ nữa, ban ngày bạch cầu phải hoạt động rất mạnh, chống lại tác nhân chống có hại tới sức khoẻ, do đó ban đêm bạch cầu cần nghỉ ngơi để phục hồi.

Thói quen không ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa sẽ tác động xấu tới hệ thống miễn dịch vì gần như tất cả các tế bào đều cần phải có năng lượng để cung cấp thường xuyên. Sử dụng năng lượng dự trữ thì đường huyết của chúng ta sẽ bị trồi sụt lên xuống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với những người bị stress, sẽ làm hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm đi rất nhiều.

Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, đã có những báo cáo toàn văn đăng trên các tạp chí về các yếu tố nguy cơ đối với người bị mắc COVID-19 nặng và tử vong có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức khuya, stress, chế độ ăn uống không điều độ, bỏ ăn sáng, ăn tối… ./.