26/04/2024 lúc 14:24 (GMT+7)
Breaking News

Những ‘trợ giảng đặc biệt’ thời 4.0

VNHNO – Mới đây, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về mô hình robot Keeto được đưa vào ứng dụng như một phương tiện giảng dạy trong các trường mầm non ở đất nước này. Những chú robot cao chỉ 45cm và nặng 45kg được kỳ vọng sẽ phát triển rộng khắp cả nước và làm trợ giảng tại các trường mẫu giáo.

VNHNO – Mới đây, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về mô hình robot Keeto được đưa vào ứng dụng như một phương tiện giảng dạy trong các trường mầm non ở đất nước này. Những chú robot cao chỉ 45cm và nặng 45kg được kỳ vọng sẽ phát triển rộng khắp cả nước và làm trợ giảng tại các trường mẫu giáo.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang len lỏi dần vào mọi mặt của đời sống. Những chú robot giúp việc nhà, những chú robot làm việc ở công xưởng… đã xuất hiện từ lâu. Vài năm trở lại đây, các chú robot còn “lấn sân” sang lĩnh vực giáo dục với vai trò của những người trợ giảng. Dưới đây là một số “trợ giảng đặc biệt” tại các trường học trên thế giới.

“Thầy” NAO

NAO là chú robot đầu tiên được đem vào ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam vào năm 2016. Robot NAO được đưa vào giảng dạy tại các lớp học Toán và Khoa học ở một số trường tiểu học tại TP.HCM. Với chiều cao chỉ khoảng 58 cm và vẻ ngoài đáng yêu, “thầy” NAO dễ dàng nhận được sự yêu thích của các em học sinh.

Nguồn: Internet

Thuộc thế hệ robot thông minh nhất Nhật Bản, robot NAO sở hữu khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh cùng khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người và tự động kết nối Internet. Hàng trăm cảm biến trong 4 khu vực cảm biến và 25 động cơ mô tơ điện giúp NAO dễ dàng thực hiện các cử động và di chuyển linh hoạt

Robot NAO có lợi thế phát âm chuẩn xác như người bản ngữ.  Bên cạnh khả năng giao tiếp tiếng Anh hội thoại với học trò, trong giờ học, “thầy” thường xuyên tổ chức các hoạt động vui nhộn như cùng hát và nhảy theo điệu nhạc với các em, beatbox, kể chuyện…

Engkey

Năm 2011, 30 chú robot Engkey đã được đưa vào thí điểm tại một số trường tiểu học của Hàn Quốc. Chú robot này có chiều cao khoảng 1m, màu trắng, do Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc sản xuất. Tại các trường tiểu học, những chú robot này đảm nhiệm vị trí giáo viên dạy tiếng Anh.

Nguồn: Internet

Với màn hình tivi hiển thị ở phần mặt của người máy và bánh xe giúp những thầy giáo đặc biệt này có thể lăn khắp phòng, Engkey có thể nói với học sinh, đọc sách giáo khoa và nhảy theo điệu nhạc bằng cách đung đưa đầu và tay. Ngoài ra, những giáo viên robot này còn được lập trình để hát và chơi trò đố chữ cái với lũ trẻ. Sự có mặt của những “người thầy đặc biệt” này giúp các em học sinh hào hứng học và tham gia xây dựng bài hơn.

“Cô” Saya

Sản phẩm của trường Đại học Khoa học Tokyo hiện đang dạy Khoa học và Công nghệ cho học sinh khoảng 10 tuổi ở trường tiểu học Kudan, Tokyo, Nhật Bản. “Cô giáo” Saya có mái tóc nâu, son môi hồng và mặc một bộ váy trắng. Saya rất giống một phụ nữ có vóc dáng trung bình ở Nhật Bản. Nhờ hàng loạt cử động được lập trình sẵn (như chớp mắt, cười, gật đầu), khuôn mặt của Saya có thể thực hiện 6 cảm xúc cơ bản như bất ngờ, sợ hãi, ghê tởm, tức giận, hạnh phúc và buồn bã.

Nguồn: Internet

Theo đó, ở nông thôn và trong một số trường học nhỏ, các trẻ em thường có ít cơ hội để tiếp xúc với công nghệ mới và cũng có rất ít giáo viên có thể dạy những bài khoa học này. Những robot như Saya sẽ giúp các trường giải quyết tình trạng này. Nó có thể được điều khiển từ xa trong quá trình lên lớp.