08/05/2024 lúc 21:02 (GMT+7)
Breaking News

Giáo dục hỗ trợ đồng đẳng – Mô hình giáo dục tích cực

VNHNO - Xuất phát từ quan điểm thanh niên thường có xu hướng chia sẻ những vấn đề của mình với bạn bè hơn là với người lớn, các chương trình hỗ trợ đồng đẳng đã ra đời. Trong trường học, mô hình này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Giáo dục hỗ trợ đồng đẳng được hướng tới phát triển ở cả hai phương diện dạy học và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.

VNHNO - Xuất phát từ quan điểm thanh niên thường có xu hướng chia sẻ những vấn đề của mình với bạn bè hơn là với người lớn, các chương trình hỗ trợ đồng đẳng đã ra đời. Trong trường học, mô hình này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Giáo dục hỗ trợ đồng đẳng được hướng tới phát triển ở cả hai phương diện dạy học và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.

Dạy học đồng đẳng – Dạy học tích cực

Giáo dục đồng đẳng là học ở bạn. Học ở bạn là một cách học tập hiệu quả và dễ dàng vì người dạy là người cùng giới, cùng giai tầng xã hội, cùng nghề nghiệp hay cùng chung tình cảnh với người học. Cha ông ta có câu “Học thầy không tày học bạn”, có nghĩa là học từ bạn thì nhanh hơn nhiều so với những người khác.

“Đôi bạn cùng tiến” là một hình thức trong mô hình dạy học đồng đẳng (Nguồn: Internet )

Ở Việt Nam, từ lâu các trường học đã có phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Các học sinh có thành tich tốt thường được ghép cặp với một học sinh có học lực yếu hơn để hỗ trợ bạn mình học tốt, cùng nhau đi lên. Đây là một hình thức hỗ trợ đồng đẳng trong giáo dục, nhưng chỉ thiên về nâng cao thành tích học tập.

Dạy học đồng đẳng có những ưu thế như: Làm thúc đẩy động cơ học tập; Cải tiến sự nhận thức và xã hội hoá trong học tập; Phát triển các kỹ năng hợp tác; Tăng cường ý thức trong việc chịu trách nhiệm cho việc tự học.

Đẩy mạnh hỗ trợ đồng đẳng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh

Tại các trường học ở Việt Nam, gần như không nhiều trường học có được phòng tư vấn tâm lý cho học sinh. Đa phần chỉ có các phòng y tế chăm sóc sức khỏe về thể chất. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, không phải học sinh nào cũng tìm đến thầy cô hay các chuyên viên tâm lý để chia sẻ khó khăn của mình. Đồng thời, không phải vấn đề ào cũng cần đến sự hỗ trợ chuyên sâu của các chuyên gia.

Với lợi thế của mình, học sinh có thể là người sớm phát hiện ra những vấn đề đang diễn ra với bạn mình trong khối học hay trong trường. Thay vì giáo viên hay chuyên viên tâm lý, học sinh lựa chọn bạn bè cùng trang lứa hoặc anh chị ở khối trên như là một giải pháp tối ưu cho mình tại thời điểm đó.

Hỗ trợ đồng đẳng học đường hướng tới mục tiêu không để học sinh cảm thấy lạc lõng, cô đơn tại trường học (Nguồn: Giaoducthoidai)

Theo cô Đinh Thị Trinh (chuyên viên tâm lý học, trường PTLC Olympia), ở Việt Nam, những chương trình hỗ trợ cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh hầu như rất ít và chưa được triển khai một cách bài bản, có hệ thống. Các nghiên cứu thực chứng về hiệu quả của chương trình này trong bối cảnh Việt Nam cũng chưa có. 

Hiện nay, mới, chỉ có một số đơn vị trường học triển khai mô hình này. Được thành lập năm 2007, bên cạnh việc xây dựng một chương trình học thuật, Trường Olympia cũng thiết kế chương trình phát triển con người và kèm theo đó là hoạt động tham vấn tâm lý học đường để kịp thời hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong hành vi, cảm xúc, nhận thức và xã hội.

Mô hình giáo dục thân thiện và tích cực

Thông qua dạy học đồng đẳng, người học sẽ phát triển tốt các kĩ năng xã hội. Các kỹ năng học tập sẽ lan rộng giữa các thành viên trong nhóm dạy học đồng đẳng. Từ đó người học sẽ học được “cách học hay” từ bạn, từ cách học hay sẽ giúp cải tiến sự nhận thức ở bản thân học sinh. Đồng thời, khi đẩy mạnh phương diện hỗ trơ đồng đẳng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ giúp cho học sinh không cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong môi trường học tập.