04/05/2024 lúc 06:03 (GMT+7)
Breaking News

Chuyển giao công nghệ sinh học và thực phẩm cần được đẩy mạnh nghiên cứu

Trước nhiều yêu cầu cũng như thách thức về an toàn thực phẩm đối với cộng đồng hiện nay, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã ra đời, khẳng định quyết tâm trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm ở khu vực miền núi phía bắc.

 

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến những thay đổi sâu sắc đối với các lĩnh vực, trong đó có công nghệ sinh học. Trên nền tảng những công nghệ lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành công nghệ sinh học của Việt Nam bước đầu đã có những bước tiến quan trọng, mở ra nhiều triển vọng phát triển mới...
Trước nhiều yêu cầu cũng như thách thức về an toàn thực phẩm đối với cộng đồng hiện nay, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã ra đời, khẳng định quyết tâm trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vự công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm ở khu vực miền núi phía bắc.
Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đạichuyển giao công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng sâu rộng của khoa học và công nghệ đến các lĩnh vực đời sống con người. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn biến rất nhanh và tác động ngày càng mạnh mẽ đến các nước, thúc đẩy tái cơ cấu các nền kinh tế và vẽ lại bản đồ kinh tế của thế giới, với vai trò và vị thế ngày càng lớn của các quốc gia có năng lực về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Yếu tố tri thức - thông minh, khả năng đổi mới sáng tạo trở thành những nguồn lực và động lực phát triển quan trọng. Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người.
Nhà nước và toàn xã hội để thực hiện khát vọng phát triển đất nước nhanh và bền vững, thể hiện bằng việc Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược.
Cùng với sự phát triển của các ngành khác trong giai đoạn bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành công nghệ sinh học được coi là một trong những trụ cột cơ bản góp phần giải các bài toán an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước, sử dụng các vũ khí sinh thái, khủng bố, dịch bệnh, di cư tự do,... Ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào cuộc sống sẽ mở ra những “con đường” mới trong phòng ngừa và giảm thiểu hai trong bốn vấn đề bức xúc hiện nay tại nước ta là an toàn môi trường và an toàn, vệ sinh thực phẩm đang hằng ngày, hằng giờ tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và an toàn tính mạng của nhân dân.
Vừa qua, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Đại học Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trực thuộc nhà trường.

Với tiền thân là Bộ môn Công nghệ sinh học và Bảo quản chế biến, thuộc khoa Nông học của Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, năm 2010, Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm chính thức ra đời.

Đến nay, để phù hợp tiến trình phát triển và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đào tạo, hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm được thành lập theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐT ngày 30/1/2024 của Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Lương Hùng Tiến, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã khẳng định quyết tâm xây dựng Viện trở thành đơn vị vững mạnh, tự chủ và là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm ở khu vực miền núi phía bắc.

“Việc chuyển đổi từ Khoa sang Viện nghiên cứu và đào tạo sẽ giúp tăng cường tính tự chủ của đơn vị, phù hợp nhu cầu và xu hướng phát triển chung hiện nay, đồng thời giúp đẩy mạnh việc hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp trong khu vực và thị trường quốc tế”, Tiến sĩ Lương Hùng Tiến chia sẻ.

Dịp này, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện của nhiều đơn vị đối tác có liên quan.

Nhật Vũ