26/04/2024 lúc 15:14 (GMT+7)
Breaking News

Tìm hiểu phong tục Rằm tháng 7 ở các nước Á Đông

VNHNO - Những quốc gia theo truyền thống Phật giáo như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản… đều có tập tục cúng "tháng cô hồn" với những phong tục và nghi thức riêng. Hãy cùng khám phá những nét văn hóa tâm linh độc đáo này ở các quốc gia Á Đông đó nhé!

VNHNO - Những quốc gia theo truyền thống Phật giáo như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản… đều có tập tục cúng "tháng cô hồn" với những phong tục và nghi thức riêng. Hãy cùng khám phá những nét văn hóa tâm linh độc đáo này ở các quốc gia Á Đông đó nhé!

Trong dân gian Việt Nam những quan niệm truyền thuyết của Phật Giáo và Đạo Giáo được hòa quyện lẫn nhau. Vì vậy, vào tháng 7 người ta không chỉ đề phòng ma quỷ vào ngày Rằm mà trong gần như suốt cả nửa đầu tháng.

Gia đình sẽ tiến hành thắp hương tưởng nhớ đến những người đã khuất và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (Ảnh: internet)

Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì chủ nhà sẽ khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng.

Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn tráng miệng... Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con “cướp cỗ” cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.

2. Nhật Bản

Lễ hội Obon ở Nhật được tổ chức vào tháng 8 dương lịch hàng năm (tức tháng 7 âm lịch) mang ý nghĩa người chết sẽ được thoát khỏi cảnh khổ cực nơi âm phủ.

Đèn hoa được trang trí trong lễ hội (Ảnh: internet)

Đây là một trong những phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên. Trong những ngày này người dân Nhật sẽ thực hiện các công việc như cúng tế, hương khói, tảo mộ… với mong muốn người thân được siêu thoát, được an lạc dưới suối vàng.

Người dân Nhật mặc các trang phục truyền thống trong ngày lễ (Ảnh: internet)

Trong lễ hội Obon người Nhật thường chuẩn bị loại bánh khảo được làm từ bột gạo với nhiều màu sắc như màu xanh, đỏ, vàng…có hình hoa sen, kèm theo đó là những giỏ hoa quả với nhiều loại khác nhau được bài trí đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana.

Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để kỉ niệm Lễ hội Obon. Quan trọng nhất trong đó chính là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn.

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Xếp thuyền bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ (Ảnh: internet)

3. Trung Quốc

Vào những ngày này người ta thường phổ độ cho cô hồn, vì rơi đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nên dân gian thường gọi ngày đó là Tết Đoàn Viên. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát giày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành. 

Truyền thống cũng lễ trong ngày tết Trung Nguyên (Ảnh: internet)

Thông thường, các Phật tử ở Trung Hoa tổ chức Tết Đoàn Viên từ ngày đầu tháng 7 cho đến hết ngày 30, ngày cúng có thể được lựa chọn sao cho hợp lý. Có nơi người dân cho rằng, ban đêm sau khi đã đón được linh hồn tổ tiên về nhà thì ban ngày phải dâng lễ cúng ba bữa, từ mùng 1 tới hết tháng, mỗi lần dâng lễ đều phải đốt tiền vàng quần áo.

Phong tục thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ (Ảnh: internet)

Trên mâm cúng của người Hoa ngày nay, nhất định không thể thiếu món dưa, cùng hoạt động đặc sắc nhất là thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ. Trong ngày Tết Đoàn Viên, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố.

4. Hàn Quốc

Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung hay Bách Chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm.

Dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ (Ảnh: internet)

Đây cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếu, nên cũng thời kỳ để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ là hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lạc quốc. 

5. Hồng Kông

Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.

Đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí phục vụ các hồn ma (Ảnh: internet)

Người dân đốt vàng mã trên các con đường phố (Ảnh: internet)

Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

6. Đài Loan

Tại Đài Loan, lễ cúng cô hồn hay còn gọi là lễ rước ma được diễn ra vào chủ yếu vào ngày Rằm (15/7) với ba phần khác nhau: mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn và đưa tiễn họ.

Trong ngày cúng cô hồn, các gia đình sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng trên chùa hoặc thực hiện ngay trước sân nhà mình (Ảnh: internet)

Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào lễ cúng (Ảnh: internet)

Gia đình có điều kiện có thể mời các vị sư về nhà làm lễ cầu siêu cho vong linh tổ tiên nhà mình và các linh hồn không nơi nương tựa khác.