16/11/2024 lúc 04:28 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Nông: Chính quyền 'thờ ơ', đẩy người dân vào vòng lao lý? 

VHNHO - Mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo sổ số: CH02425. Tuy nhiên, nhiều năm qua gia đình ông Trần Hữu Linh, Thôn Xuân Lộc I, Đắk Sắk (Đắk Mil, Đắk Nông) vẫn bị mất không hơn 400m2 đất bởi sự “thờ ơ” của chính quyền sở tại. Đáng nói, thay vì xử lý dứt điểm UBND xã Đắk Sắk và UBND huyện Huyện Đắk Mil lại đá quả bóng trách nhiệm cho nhau…(?).

VHNHO - Mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo sổ số: CH02425. Tuy nhiên, nhiều năm qua gia đình ông Trần Hữu Linh, Thôn Xuân Lộc I, Đắk Sắk (Đắk Mil, Đắk Nông) vẫn bị mất không hơn 400m2 đất bởi sự “thờ ơ” của chính quyền sở tại. Đáng nói, thay vì xử lý dứt điểm UBND xã Đắk Sắk và UBND huyện Huyện Đắk Mil lại đá quả bóng trách nhiệm cho nhau…(?).

Phản ánh đến Tòa soạn Việt Nam Hội nhập điện tử, ông Trần Hữu Linh, Thôn Xuân Lộc I (Đắk Sắk, Đắk Mil, Đắk Nông) cho biết: “Thửa đất số 551 tờ bản đồ 15 gần tượng Đài liệt sỹ đồi 722 thuộc Thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông của gia đình được nhà nước cấp quyền sử dụng đất năm 1997, là đất thừa kế từ đời bố tôi để lại. 

Phần đất tranh chấp giữa hai hộ gia đình 

Tuy nhiên, gia đình ông Nguyễn Duy Luyến thuộc thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk đã ngang nhiên lấn chiếm một phần diện tích khoảng hơn 400m2 để sử dụng. Gia đình tôi đã nhiều lần làm đơn lên UBND xã Đắk Sắk để yêu cầu chính quyền can thiệp nhưng giải quyết không thành, không chỉ có vậy, trong thời gian tranh chấp ông Luyến còn ngang nhiên xây nhà ở kiên cố trên phần đất lấn chiếm của gia đình tôi. Mặc dù song song với đó bố tôi cũng đã làm đơn kiến nghị gửi lên Huyện Đắk Mil nhưng sự việc tranh chấp vẫn không được giải quyết.

Năm 2012, bố tôi làm thủ tục cho tặng thửa đất kể trên và sang tên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho tôi với diện tích trong bìa đỏ là 1.562 m2 (trong đó có cả phần đất bị gia đình ông Luyến chiếm dụng – PV) nhưng trên thực tế gia đình tôi chỉ còn 1.100m2. 

Ngày 26/05/2012, tôi tiếp tục làm đơn gửi lên UBND xã Đắk Sắk tố cáo ông Luyến lấn chiếm phần đất của tôi. Tuy nhiên, thay vì xử lý theo đúng quy định của pháp luật về việc lấn chiếm của ông Luyến (diện tích trên sổ đỏ và diện tích thực tế đã thể hiện – PV), UBND xã chỉ tiến hành hòa giải.

Trong khi đó, ngày 11/05/2016 gia đình ông Luyến làm đơn kiến nghị lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi cán bộ địa chính của xã vào đo thực tế cũng nhận thấy phần đất này gia đình ông Luyến đã lấn chiếm của gia đình tôi hơn 400m2”. 

Đơn kiến nghị của gia đình ông Linh lên UBND Xã Đắk Sắk ngưng cấp QSD đất cho gia đình ông Luyến 

Ghi nhận thực tế, PV được biết: “Việc tranh chấp giữa gia đình ông Trần Hữu Linh và ông Nguyễn Duy Luyến đã diễn ra gần chục năm qua, mọi đơn từ khiếu nạn đã được gửi đến hầu hết các cơ quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa một đơn vị nào đứng ra giải quyết vụ việc trên khiến tình trạng kiện cáo kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra xô xát gây mất tình hình an ninh trật tự và đe dọa đến tính mạng con người”.

Đáng nói, thay vì xác định sai phạm và xử lý sai phạm thì sự việc trên lại được UBND xã Đắk Sắk nhiều lần tiến hành lập biên bản hòa giải (?). Vậy cái cần hòa giải ở đây là gì? Hòa giải để cái sai có thể thành đúng chăng?. 

Ở một diễn biến khác, năm 2000 trong quá trình tiến hành xây dựng nhà ở trên phần đất lấn chiếm của gia đình ông Linh, ông Luyến đã bị chính UBND xã Đắk Sắk tiến hành cưỡng chế và không cho xây dựng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, hoạt động xây dựng lại diễn ra bình thường(?). Vậy, khuất tất ở đâu? Tại sao sai phạm lại được chồng lên sai phạm? Trong khi đó, ngày 12/5/2016 trực tiếp Văn phòng HĐND & UBND Huyện Đắk Mil đã có văn bản yêu cầu UBND xã Đắk Sắk giải quyết vụ việc trên nhưng đến nay sự việc vẫn đang tồn tại.

Ông Nguyễn Ngọc Lũy – Phó chủ tịch UBND huyện Đắk Mil ( giữa) và ông Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng phòng TN&MT huyện trao đổi với PV

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Lũy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil khẳng định: “Ban tiếp công dân đã gửi đơn về UBND xã để giải quyết dứt điểm sự việc trên, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân. UBND huyện không đủ thẩm quyền để giải quyết, huyện cũng chỉ tiếp nhận và yêu cầu cấp dưới giải quyết, sự việc cũng từ lâu rồi và tôi không nắm rõ vụ việc như thế nào và theo tôi cũng có thể là được cấp chồng, cấp lấn (?)”.

Theo lời ông Lũy, tại sao UBND huyện không đủ thẩm quyền để giải quyết? Chẳng lẽ ở đây, cấp xã lại lớn hơn cấp huyện? Hay có chăng, ông Lũy đang quên đi trách nhiệm của một người quản lý, bỏ mặc người dân trong vòng xoáy tranh chấp?

Tiếp tục thông tin, PV cũng có cuộc trao đổi với ông Trần Khắc Toản, Chủ tịch UBND xã Đắk Sắk, ông Toản cho hay: “Vụ việc này đã xảy ra lâu lắm rồi, đất nhà ông Luyến cũng đã xây dựng từ lâu nhưng chưa được cấp quyền sử dụng đất. Diện tích đất của ông Linh được cấp trong sổ đỏ là đúng và hộ gia đình nhà ông Luyến cương quyết không trả. Xã cùng đã gọi hai gia đình lên để hòa giải (2 lần) nhưng không hòa giải thành công và chúng tôi có hướng dẫn lên cơ quan cấp cao hơn để giải quyết”. 

Quá trình làm việc, PV cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến phần diện tích đang tranh chấp, tuy nhiên thay vì vào thẳng vấn đề giải quyết tranh chấp và nguồn gốc đúng sai của sự việc, ông Toản chỉ vòng vo rồi đẩy quả bóng trách nhiệm lên cấp có thẩm quyền cao hơn (UBND huyện – PV).

UBND huyện thì nói không có thẩm quyền (?) UBND xã thì hướng dẫn lên cấp có thẩm quyền cao hơn (?), quả bóng trách nhiệm của vụ việc trên sẽ được chuyền đi chuyền lại đến bao giờ? Ai sẽ là người đứng ra xử lý dứt điểm cho người dân? Hay cứ để người dân mãi luẩn quẩn trong vòng tranh chấp không hồi kết?

Việt Nam Hội nhập điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;