20/04/2024 lúc 02:38 (GMT+7)
Breaking News

Tri Tôn: Sẵn sàng tiếp sức cho những dự án mang tính chất tạo động lực

Với vị trí là trung tâm của vùng Tứ giác Long Xuyên, vừa có dãy Thất Sơn hùng vĩ, vừa có đồng bằng, Tri Tôn có nhiều tiềm năng phát triển trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, du lịch, thương mại biên mậu… Hôm nay, vùng đất anh hùng Tri Tôn càng vươn lên mạnh mẽ, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, từng bước nâng cao đời sống người dân.

 

Tri Tôn đang dần khoác lên mình màu áo mới – (Ảnh: Internet)

Tri Tôn là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, do vậy, khi đại dịch COVID-19 bùng phát càng khiến cho đời sống người dân huyện miền núi, dân tộc, biên giới nơi đây càng khó khăn. Dù vậy, địa phương vẫn nỗ lực đạt nhiều mục tiêu: Vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chăm lo an sinh xã hội, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; cũng như từng bước thu hút đầu tư vào những dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển toàn diện của huyện nhà. Trên cơ sở phát triển của tỉnh, là lấy nông nghiệp làm nền tảng của nền kinh tế, lấy dịch vụ, du lịch và công nghiệp là động lực cho phát triển. Hiện nay, có một số dự án, công trình đang được triển khai nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của huyện.

Sở hữu tài nguyên đất đai rộng lớn, có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh tuyệt đẹp, vùng đất Tri Tôn hiện lên như một “nàng tiên”. Giờ đây, với quyết tâm của chính quyền và tâm huyết của doanh nghiệp, “cô gái xinh đẹp” ấy đang dần thức giấc và sẵn sàng tỏa sáng. Như đồng chí Cao Quang Liêm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn nhận định “Lợi thế có nhiều nhưng muốn “trở mình”, huyện phải quyết tâm hành động”. Do vậy, những năm gần đây, Tri Tôn đã đẩy mạnh, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực thế mạnh; đặc biệt trong ngành du lịch – thương mại – dịch vụ. Trong đó chú trọng vào 20 dự án trọng điểm, đó là khu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng Hồ Soài Chek (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 30ha; khu đô thị mới Sao Mai hướng Nam thị trấn Tri Tôn (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 57,93ha; tuyến dân cư Hùng Vương (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 4,08ha; siêu thị thị trấn Tri Tôn (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 0,1ha; khu đô thị mới Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 3,0ha; khu du lịch Núi Nước (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 3,8ha; khu du lịch Ô Đá (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 10ha; siêu thị thị trấn Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 0,1ha; khu đô thị mới thị trấn Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 10ha; siêu thị thị trấn Cô Tô (thị trấn Cô Tô), diện tích: 0,1ha; khu đô thị mới thị trấn Cô Tô (thị trấn Cô Tô), diện tích: 10ha; khu đô thị mới - Trung tâm thương mại, dịch vụ (xã Châu Lăng, diện tích: 10ha; xã Lương An Trà, diện tích: 50ha; xã Tà Đảnh, diện tích: 20ha; xã Ô Lâm, diện tích: 20ha; xã Lạc Quới, diện tích: 10ha; xã Tân Tuyến, diện tích: 10ha; xã Lương Phi, diện tích: 20ha; xã An Tức, diện tích: 10ha; xã Lê Trì, diện tích: 10ha; xã Lương Phi, diện tích: 20ha); khu du lịch Ô Tà Sóc (xã Lương Phi), diện tích: 70ha; Khu du lịch Soài So, (xã Núi Tô), diện tích: 49ha; Khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn lúa mùa nước nổi (xã Vĩnh Phước), diện tích: 100ha; Khu du lịch sinh thái rừng bảo tồn đa dạng sinh học (xã Tân Tuyến), diện tích: 23ha; Khu thương mại cửa khẩu phụ Vĩnh Gia (xã Vĩnh Gia), diện tích: 9,9ha; Chợ An Tức (xã An Tức), diện tích: 0,1ha; Chợ nông sản Vĩnh Phước (xã Vĩnh Phước), diện tích: 0,7ha; Điểm dừng chân (xã Lương An Trà, diện tích: 0,1ha; xã Vĩnh Gia, diện tích: 0,1ha; xã Châu Lăng, diện tích: 1ha).

Một Tri Tôn “đất rộng, người thưa” nhưng đầy sức sống, là điểm đến ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư – (Ảnh: Internet)

Đi sau, nhưng Tri Tôn hoàn toàn có thể cán đích sớm, khi có sự chung tay của hệ thống chính trị, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực cũng như có những nhà đầu tư không chỉ có tâm huyết mà còn có tiềm lực mạnh. Những dự án trên khi được đi vào hoàn thiện chắc chắn sẽ từng bước đánh thức “cô gái đẹp Tri Tôn đang ngủ say”, tạo dựng diện mạo huyện nhà sáng hơn trong mắt các nhà đầu tư.

 

Hôm nay, vùng đất anh hùng Tri Tôn càng vươn lên mạnh mẽ, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, từng bước nâng cao đời sống người dân – (Ảnh: Internet)

Cùng với đó, ngoài tiềm năng bứt phá phát triển du lịch; ngành chế biến - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển. Từ đó, góp một phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; cũng là hướng đi tích cực để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Riêng trong lĩnh vực này, địa phương đang chú trọng thu hút đầu tư vào các dự án như Nhà máy chế biến và khai thác các sản phẩm từ cây thốt nốt (xã Ô Lâm), diện tích: 1ha; Nhà máy nước khoáng đóng chai thị trấn Tri Tôn (thị trấn Tri Tôn), công suất: 15 triệu lít/năm; Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (xã Ô Lâm), công suất: 2.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất gốm xuất khẩu (xã Châu Lăng), công suất: 50.000 sản phẩm/năm; Kho bảo quản và nhà máy chế biến gạo (xã Ô Lâm, diện tích: 1ha; xã Lương An Trà, diện tích: 1ha; xã Tân Tuyến, diện tích: 1ha; xã Tà Đảnh, diện tích: 1ha; xã Vĩnh Gia, diện tích: 2ha); Nhà máy may công nghiệp (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 2ha; Nhà máy chế biến cây dược liệu (xã Núi Tô), diện tích: 1ha; Cụm công nghiệp Lương An Trà (xã Lương An Trà), diện tích: 40ha; Cụm công nghiệp Cô Tô (xã Cô Tô), diện tích: 30ha; Cụm công nghiệp Núi Tô (xã Núi Tô), diện tích: 30ha; Cụm công nghiệp thị trấn Tri Tôn (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 20ha; Nhà máy chế biến và đóng hộp cây ăn trái (xã Lê Trì), diện tích: 2ha; Nhà máy chế biến tinh bột khoai lang, khoai mì (xã Lương An Trà), diện tích: 0,5ha; Nhà máy chế biến Dó Bầu (xã Lê Trì), diện tích: 0,2ha.

Từ nỗ lực mời gọi, thu hút đầu tư, nhiều dự án đã triển khai trên địa bàn huyện Tri Tôn như tạo ra luồng gió mới cho địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Song, trong bối cảnh hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam nói chung; cùng với mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường, huyện đã và đang nỗ lực thu hút đầu tư trong vấn đề này để tạo môi trường kinh doanh, môi trường sống xanh. Với những dự án ý nghĩa Tri Tôn đã và đang thực thi kêu gọi phải kể đến là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Tri Tôn (thị trấn Tri Trôn), diện tích: 0,5ha; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc), diện tích: 0,1ha; lò giết mổ heo, chế biến thịt đóng hộp, xúc xích, chế biến phụ phẩm giết mổ… (thị trấn Tri Tôn), diện tích: 3ha.

Trước đó, đồng chí Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cũng đã tăng cường chỉ đạo các địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, tìm ra giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư… Nếu bộ máy của Tri Tôn cởi mở, nhạy bén và nhiệt tâm như hiện nay thì sẽ là rất nhanh để huyện đuổi kịp nhiều địa phương khác, khoác lên mình chiếc áo mới khang trang, lịch lãm và chất lượng sống của người dân sẽ được nâng lên chưa từng có. Song, nỗ lực của địa phương thôi chưa đủ mà cần có sự “tiếp sức” của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành. Và chắc chắn những dự án trên mang tính động lực, cũng sẽ là tín hiệu cho thấy Tri Tôn đang chuyển mình và hứa hẹn đưa huyện bước sang trang mới với những kỳ tích cho một vùng “đất rộng, người thưa”./.

Hoàng Châu