24/04/2024 lúc 11:29 (GMT+7)
Breaking News

TP Buôn Ma Thuột: Kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19

Ngành Kinh doanh Dịch vụ được đánh giá là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong và sau đại dịch. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung đó. Chi phí mặt bằng, nhân sự,… đang là gánh nặng lớn mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ đang phải đối mặt.

Ngành Kinh doanh Dịch vụ được đánh giá là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong và sau đại dịch. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung đó. Chi phí mặt bằng, nhân sự,… đang là gánh nặng lớn mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ đang phải đối mặt.

Kể từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng triển khai nhiều lần chỉ thị 16, 15. Với riêng địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã có 2 lần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: lần thứ nhất trong 21 ngày từ 24/7 đến 15/8, lần thứ hai trong 16 ngày từ 26/8 đến 10/9 và xen kẽ là chỉ thị 15 hoặc những quy định siết chặt thêm một số nội dung phòng chống dịch của thành phố.

Hàng trăm hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đóng cửa nghỉ bán hàng.

Theo tìm hiểu của phóng viên cũng như các địa phương khác, hàng trăm hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cũng đóng cửa nghỉ bán hàng. Các hộ kinh doanh dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dừng bán hàng, đời sống của họ bị ảnh hưởng vì chỉ trông chờ vào hoạt động hàng ăn, quán nước… Tình hình dịch bệnh phức tạp, mất thu nhập trong thời gian dài, trong khi mọi chi phí sinh hoạt như điện, nước, ăn uống, tiền thuê mặt bằng, lãi ngân hàng thuế, lao động… thì vẫn phải chi trả khiến cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn.

Anh Hoàng Trọng Châu chia sẻ với phóng viên.

Vậy nên, hầu hết những cơ sở dịch vụ như nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng ăn uống, karaoke, quán bar, quán cà phê, phòng trà, các câu lạc bộ thể dục thể thao (Gym, Yoga, bơi lội, võ thuật,…),… phải đóng cửa hoặc chỉ được hoạt động hạn chế trong một số điều kiện nhất định. Lấy ví dụ ở dịch vụ tiệc cưới, kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, các nhà hàng chưa phục vụ được một tiệc cưới nào, theo đó, lao động liên quan gồm đầu bếp, nhân viên phục vụ, nhạc công, dẫn chương trình, thợ quay phim, thợ chụp ảnh, thợ trang điểm,… mất hẳn nguồn thu nhập.

Hầu hết những cơ sở dịch vụ như nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, … phải đóng cửa hoặc chỉ được hoạt động hạn chế.

Anh Hoàng Trọng Châu một nhạc công lâu năm tại Buôn Ma Thuột ngậm ngùi chia sẻ: mọi năm, tính trung bình mỗi tháng anh có khoảng 15 – 20 show tiệc cưới/ phòng trà, thu nhập khoảng 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, trong hơn nửa năm qua, anh không hề nhận được show nào cả, thậm chí trong 1 – 2 tháng tới cũng chưa chắc đã có show nào không…

 “Chị Mai Anh chia sẻ; tôi phụ bán bán quán cafe của một quán cafe khá lớn ở TP Buôn Ma Thuột. Dịch bệnh kéo dài, không còn việc làm, thời gian đầu quán có hỗ trợ cho lao động 30 - 50 % tiền lương, những do dịch kéo dài khó khăn, quán cũng không còn hỗ trợ nữa, tiền dành dụm cũng cạn kiệt, vì thế, phải cầm cố hay, vay mượn khắp nơi để trả tiền phòng trọ, và sinh hoạt.

Các hộ kinh doanh dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dừng bán hàng.

Có thể thấy ảnh hưởng sâu sắc của Đại dịch đối với lĩnh vực dịch vụ. Nếu đi vào tìm hiểu từng nhóm ngành nghề, từng nhóm đối tượng người lao động trong lĩnh vực này có lẽ chúng ta sẽ còn thấy rõ hơn những khó khăn, thách thức không dễ vượt qua trong thời gian ngắn./.