20/04/2024 lúc 15:42 (GMT+7)
Breaking News

Điện gió - Có phải "sự lựa chọn tối ưu"

Với nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển, để hướng đến nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng điện gió Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và nhiều dự án cũng đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Và đang có những bước tiến, kết quả đáng vui mừng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho các tỉnh Tây Nguyên.

Với nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển, để hướng đến nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng điện gió Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và nhiều dự án cũng đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Và đang có những bước tiến, kết quả đáng vui mừng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho các tỉnh Tây Nguyên.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày càng tăng cao. Cùng với đó, việc đứng trước nguy cơ các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang khai thác ngày càng cạn kiệt, thâm hụt, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử dụng và thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa, trong đó, phải kể đến năng lượng gió. Với nhiều chính sách ưu đãi. Là hai tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Gia Lai và Kon Tum có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng điện gió.

Vận chuyển thiết bị điện gió lên Tây Nguyên.

Gia Lai là tỉnh có tiềm năng phát triển năng lượng gió lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 17 dự án với tổng công suất 1.242,4 MW, tổng vốn đầu tư hơn 43.442 tỷ đồng đã được bổ sung quy hoạch và UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện đã có 11/17 dự án với tổng công suất 692,4 MW đã được thẩm định xong thiết kế cơ sở và chuẩn bị thiết kế kỹ thuật thi công, dự kiến trong năm 2021 sẽ đưa vào vận hành thương mại. 

Ngoài ra, còn có 78 dự án với tổng công suất 10.924,2 MW đã được trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch; 11 dự án với tổng công suất dự kiến 1.369,90 MW đang được khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch; đang xem xét, xử lý đề nghị cho phép khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch 7 dự án khác với tổng công suất dự kiến khoảng 1.657 MW.

Những thảo nguyên xanh mênh mông rất hợp với điện gió.

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên và là một trong các tỉnh có tiềm năng phát triển các dự án điện gió. Được biết, năm 2020, 17 cụm dự án nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000MW.

Với nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển, để hướng đến nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng điện gió Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và nhiều dự án cũng đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Và đang có những bước tiến, kết quả đáng vui mừng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương, đất nước.

Nhập khẩu máy móc thiết bị của các dự án đầu tư năng lượng điện gió trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo cáo Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Cục Hải Quan Gia Lai – Kon Tum. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cả trong nước và các nước láng giềng Lào, Campuchia, nhưng tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại đơn vị trong 6 tháng đầu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 cả về kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu do phát sinh tăng đột biến việc nhập khẩu máy móc thiết bị của các dự án đầu tư năng lượng điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 

Bình Nguyên điện gió.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ là 644,52 triệu USD, tăng 334,61% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa xuất nhập khẩu phát sinh trong kỳ chủ yếu vẫn là các mặt hàng quen thuộc trong đó có máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư năng lượng điện, điện gió. Tổng số thu nộp ngân sách trong kỳ là 1.022,64 tỷ đồng, tăng 822,05% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 394,84% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao là 259 tỷ đồng và đạt 380,16% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải Quan giao là 269 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu từ thuế GTGT nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư năng lượng điện gió, năng lượng điện… 

Nguồn thu chủ yếu từ thuế GTGT nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư năng lượng điện gió, năng lượng điện… 

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng đang ngày một gia tăng thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng điện gió cho sản xuất điện là rất khả thi cả về công nghệ, lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Thông qua việc đầu tư vào điện gió, góp phần tạo thêm nguồn năng lượng xanh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động tại chỗ. Đây là các dự án rất quan trọng, góp phần cung cấp nguồn năng lượng sạch cho quốc gia, qua đó đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trước mắt cũng như trong tương lai.

Các đường dây Điện phủ khắp núi rừng Tây Nguyên.

Tuy nhiên để khai thác và đầu tư điện gió vẫn còn nhiều thách thức nổi cộm tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp, liên quan đến hợp đồng mua bán điện, kinh nghiệm của các nhà đầu tư, vấn đề hạ tầng cũng như việc gắn kết giữa các bên liên quan là những yếu tố cản trở ngành điện gió tại các tỉnh này bứt phá. 

Vì vậy UBND hai tỉnh đã triển khai, nỗ lực cùng các cấp, các ngành thực hiện các bước tiếp theo để vượt qua thách thức, đảm bảo theo đúng quy định nhằm công khai, minh bạch và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.