23/04/2024 lúc 22:55 (GMT+7)
Breaking News

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang sụt giảm

VNHN - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2019 lại tiếp tục giảm 10,5%. Đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này, giải pháp nào để khơi thông thị trường Trung Quốc?

VNHN - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2019 lại tiếp tục giảm 10,5%. Đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này, giải pháp nào để khơi thông thị trường Trung Quốc?

Trước các vấn đề này, đích thân 2 Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phát triển và Nông thôn đã điều hành "Hội nghị Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc" để lắng nghe những vướng mắc từ doanh nghiệp xuất khẩu, các địa phương, cũng như chỉ đạo các biện pháp tháo gỡ tốt nhất cho xuất khẩu nhóm hàng này. Khó từ phía thị trường Trung Quốc Chỉ ra lý do sụt giảm, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, bên cạnh nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu đi, còn có nguyên nhân từ những động thái mới trong chính sách và thực thi chính sách của Trung Quốc.

Cụ thể, Trung Quốc đã cơ cấu lại bộ máy quản lý, sáp nhập Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia (AQSIQ) về Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo ngành dọc. Trung Quốc tăng cường công tác thực thi pháp luật, các chính sách thương mại biên giới được siết chặt theo hướng ngày càng đi vào chính quy, với trọng tâm là tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu nông thủy sản trên tuyến biên giới đất liền.

Ảnh minh họa.

Theo ông Bùi Văn Khắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang với yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; yêu cầu về bảo quản, đóng gói hàng hóa và tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu trên. "Dẫn đến hàng hoá nông lâm thuỷ sản có thời điểm bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu sang phía bạn do hàng hoá của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc", ông Khắng cho biết. Một số hàng hoá đã có thông lệ thông quan và có sản lượng xuất khẩu lớn vào thị trường Trung Quốc như ngao hai cùi, hàu, rươi, sứa.

Tuy nhiên, hiện nay không nằm trong danh mục 137 loại hàng thủy sản Việt Nam được cho phép xuất khẩu vào Trung Quốc qua lối mở, cặp chợ. Hơn nữa, phương thức bảo quản hàng hoá xuất khẩu trước đây được thực hiện gồm: tươi sống, ướp đá, cấp đông; tuy nhiên, hiện nay một số hàng hoá chỉ được thực hiện một trong những phương thức đó. Và thách thức từ doanh nghiệp Trước các thay đổi ngày càng khó hơn, ông Hải cho rằng, mặc dù Bộ Công Thương đã khuyến cáo, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về vấn đề này; tuy nhiên, một số địa phương và các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ, vẫn giữ cách thức "sản xuất, làm ăn manh mún", duy trì và tận dụng phương thức trao đổi cư dân biên giới một cách chộp giật... dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng và bị ép giá.

Đồng tình với phản ánh này, UBND tỉnh Lào Cai cho biết, mặc dù nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn trong nhập khẩu các mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai, song do các doanh nghiệp của ta chưa đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu. Như phải là cơ sở chế biến nằm trong danh sách đã được phía Trung Quốc đồng ý cho xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc; phải có chứng thư an toàn thực phẩm do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp... nên trong thời gian qua, mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.

Ảnh minh họa.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cũng thẳng thắn cho rằng, do chúng ta vẫn có tâm lý coi thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, hàng hoá từ nội địa ra cửa khẩu biên giới là có thể xuất khẩu ngay được. Nên dù tỉnh Quảng Ninh đã có thông báo của về việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc, các doanh nghiệp, hộ dân vẫn còn chủ quan, chưa thực hiện. Đáng quan ngại, doanh nghiệp, hộ dân chưa áp dụng quy trình nuôi trồng để đảm bảo các điều kiện chất lượng.

Việc người dân nuôi theo kinh nghiệm, dẫn đến chất lượng hàng hóa đôi khi chưa đảm bảo, hàm lượng một số chất vượt mức tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có cả chất cấm. Bởi vậy, khi thông quan, phía Hải quan Trung Quốc kiểm dịch lại và trả lại hàng dẫn đến thiệt hại.

"Việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát, chất lượng và nguồn gốc hàng hóa thủy sản, nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu vào đất nước họ cho thấy Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ cho việc xuất khẩu khẩu các mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp và các bộ, ngành chức năng liên quan cần đưa ra giải pháp thực hiện, để mang lại lợi ích ổn định và lâu dài cho thủy sản, nông sản, trái cây Việt Nam", ông Khắng nhận định.