19/04/2024 lúc 11:38 (GMT+7)
Breaking News

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet

VNHN - Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet đã làm cho cơ chế quản lý truyền thống từng bước chuyển sang xu hướng lấy văn hóa doanh nghiệp làm trung tâm, lấy con người làm giá trị hạt nhân của doanh nghiệp...

VNHN - Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet đã làm cho cơ chế quản lý truyền thống từng bước chuyển sang xu hướng lấy văn hóa doanh nghiệp làm trung tâm, lấy con người làm giá trị hạt nhân của doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp” là một khái niệm có tính trừu tượng đã dần dần được cụ thể hóa bằng một số nét đặc trưng và xu hướng mới. Vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay cũng chính là sự đáp ứng những nhu cầu mới và những cách làm mới trong xã hội hiện đại.

Văn hóa doanh nghiệp là nguồn động lực, là yếu tố tinh thần chính, mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sự đề cao trình độ quản lý và năng lực tổ chức phát triển của doanh nghiệp, là sự tăng cường sức gắn kết nội bộ, đề cao trình độ sáng tạo kỹ thuật, đánh thức năng lực cạnh tranh và là yếu tố có vai trò tác động để doanh nghiệp phát nhiển nhanh, mạnh, tham gia vào quá trình xây dựng xã hội với nền sản xuất hiện đại, có sự tiên tiến về văn hóa.

Ngày nay, theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thế giới đã bước vào thời đại của mạng internet, mô hình kinh tế kỹ thuật đã chuyển đổi sang một mô hình kinh tế của kỷ nguyên mới – mô hình kinh tế mạng internet. Từ đó, quan niệm về quản lý và nhu cầu thị trường đã thay đổi với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ ảo (Virtualization Technology) và công nghệ thông tin (Information Technology) đã bắt buộc các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải thực hiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một ưu thế cạnh tranh đặc thù. Do  vậy, việc nắm vững thông tin như thế nào trong bối cảnh hiện nay là một điểm mới trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp, và cũng là phương pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

1. Những nét mới trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong thời đạimạng internet, đối với doanh nghiệp mà nói, để thích ứng với môi trường hoạt động và cạnh tranh thì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là phải thay đổi về tổ chức nội bộ doanh nghiệp, tổ chức cơ chế theo hướng mạng internet hóa, đólà một điều tất yếu. Mạng internet hóa là nói đến các tổ chức doanh nghiệp hình thành nhanh các hình thức công nghệ thông tin tiên tiến, mở rộng kết nối thông tin, thành lập hệ thống thông tin và phát triển công nghệ thông tin trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp, mạng internet hóa là thể hiện năng lực cơ bản của một doanh nghiệp. Theo xu hướng mạng internet hóa tổ chức doanh nghiệp, hệ thống văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp truyền thống, cơ bản bị phá bỏ và thay đổi, những xu thế phát triển và đặc điểm tồn tại của văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ mạng internet thể hiện ở một sổ điểm cơ bản sau:

Từng bước hình thành cơ chế quản lý của doanh nghiệp lấy văn hóa doanh nghiệp làm trung tâm. Tính hiệu quả của mạng internet phụ thuộc vào năng lực tự tổ chức và năng lực tự điều tiết của doanh nghiệp, loại năng lực này lại có nguồn gốc từ văn hóa của tổ chức. Có người đã so sánh vấn đề tổ chức mạng internet hóa của doanh nghiệp với một dàn nhạc giao hưởng, trong dàn nhạc giao hưởng này có một người chỉ huy cao nhất, các thành viên là chuyên gia các loại nhạc cụ, họ căn cứ vào các bản nhạc mà thể hiện mối quan hệ chỉ huy lĩnh xướng với các “nhạc công”, giữa “nhạc công” với “nhạc công”… mà bản giao hưởng được thể hiện theo mục tiêu và đạt hiệu quả về giá trị. Chính từ mục tiêu tổ chức, nguyên tắc giá trị này vô hình trung cấu thành,  hình thành năng lực tự tổ chức, tự điều tiết và từ đó làm cho các thành viên của tổ chức hành động theo mục tiêu của tổ chức.

- Những yêu cầu mới trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mạng internet từng bước hình thành giá trị doanh nghiệp qua hình thức lấy con người làm nền tảng. Trong quá trình mạng internet hóa tổ chức, trọng tâm của vấn đề quản lý chuyển dịch đi từ quần thể đến việc tồn tại hòm thư điện tử (Email) cùng với thân thế cá nhân trên mạng internet, tương ứng nhiệm vụ của lãnh đạo biến thành người huấn luyện mục tiêu của tổ chức và hỗ trợ nhân viên thực hiện nhiệm vụ, là người hướng dẫn và điều phối tài nguyên, là người quản lý bằng cách tạo ra áp lực cho tổ chức doanh nghiệp không ngừng học tập, không ngừng sáng tạo. Từ đó, nhân lực của doanh nghiệp luôn có tinh thần sáng tạo và có cơ hội phát huy cá tính. Điều này cũng chính là tạo cho doanh nghiệp có động lực trong quá trình sinh tồn, trong quá trình cạnh tranh, từ đó mà hình thành sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp.

Trong thời đại mạng internet, các quy định cụ thể đều bị thông tin trên mạng internet thay thế, các quyết sách và mức độ kiểm soát quyền lực bị suy giảm. Trong tình hình đó, nhà quản lý lấy việc phân tán quyền quản lý, kiểm soát tập trung tổ chức theo hình thức quản lý truyền thống bằng cách nhẹ nhàng, linh hoạt, cơ hữu. Muốn làm được những điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp tất yếu phải dựa vào văn hóa doanh nghiệp để hỗ trợ vận hành tổ chức doanh nghiệp, hướng cho nhân lực của doanh nghiệp hoàn thiện hành vi để đi theo hướng mục tiêu của doanh nghiệp.

Mạng internet làm cho nhân tố văn hóa doanh nghiệp nhanh chóng được cụ thể hóa.Trong thời đại thông tin, mỗi tổ chức doanh nghiệp đều ý thức xây dựng cho mình những nét văn hóa đặc thù và thông qua đóảnh hưởng đến thái độ và hành vi của từng thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thực sự có mạnh mẽ hay không đều thể hiện thông qua các kế hoạch, các chính sách của công ty và hệ thống thông tin được truyền thông trên mạng internet, làm cho các thành viên của doanh nghiệp hiểu một cách rõ ràng là họ cần phải làm gì. Phối hợp, kết nối qua mạng internet thông thường thể hiện qua Logo, Slogan, biểu hiện rõ ràng về chức năng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cho các thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, hưởng thụ những giá trị của doanh nghiệp, cùng sáng tạo ra những giá trị mới cho doanh nghiệp. Thông qua hệ thống thông tin truyền thông trên mạng internet về doanh nghiệp, làm cho các thành viên cùng có chung những giá trị mang tính hệ thống của doanh nghiệp, làm cho tính đặc sắc của doanh nghiệp càng được cụ thể hóa, tạo cho các thành viên có tâm lý,tình cảm hướng về, thuộc về doanh nghiệp.

2. Những nhu cầu mới trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong vấn đề quản lý doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện mạng internet hóa tổ chức của mình đến đâu, phát huy năng lực sáng tạo của nhân lực trong quá trình thực thi công việc đến đâu, tạo ra lợi ích của bầu không khí cộng hưởng tài nguyên văn hóa doanh nghiệp, sự hình thành giá trị thích ứng giữa quản lý và mạng internet hóa của tổ chức doanh nghiệp. Thông thường, cấu trúc nội dung của vấn đề văn hóa doanh nghiệp bao gồm 3 yếu tố: tầng lớp yếu tố vật chất, lớp yếu tố chế độ và tầng lớp yếu tố tinh thần. Trong điều kiện mạng internet hiện nay, ba lớp kết cấu này biểu hiện những phương pháp mới và những yêu cầu mới.

(1) Kết cấu lớp vật chất văn hóa doanh nghiệp

Lớp vật chất trong văn hóa doanh nghiệp là yếu tố sự vật biểu hiện ra bên ngoài của doanh nghiệp, là yếu tố, là bộ phận hữu hình, là nơi mà công chúng có thể trực tiếp nhìn thấy, nhận biết được. Lớp vật chất là nội dung cơ bản nhất trong kết cấu văn hóa doanh nghiệp, và cũng là căn cứ số một để công chúng đánh giá về văn hóa của một doanh nghiệp. Trong thời đại Internet, kết cấu lớp vật chất trong văn hóa doanh nghiệp cần chú trọng 3 điểm: Một là, doanh nghiệp phải có sự qui hoạch toàn diện, cơ cấu hợp lý. Ngoài việc tiến hành quản trị ảo hoặc vận dụng hình thức sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là những vấn đề bên trong thì doanh nghiệp còn phải làm tốt công tác tổ chức sắp xếp liên quan đến bên ngoài như hợp tác ảo hoặc mua lại/ sáp nhập doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích công chúng, hình thành mục tiêu doanh nghiệp. Hai là, phải định vị chính xác, không ngừng nâng cấp doanh nghiệp. Bộ phận phụ trách hình ảnh về văn hóa doanh nghiệp phải cụ thể hóa các sách lược để định vị hình ảnh doanh nghiệp chính xác. Ba là, hoàn thiện các yếu tố đồ họa nền tảng, hình tượng...Ngoài môi trường kiến trúc, cảnh quan, logo, nhãn mác, chất liệu bao bì…cùng các yếu tố đồ họa truyền thống, các doanh nghiệp còn ứng dụng hình thức mạng. Việc xây dựng hệ thống nền tảng công nghệ thông tin hướng vào mục đích chính là thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

(2) Kết cấu lớp chế độ văn hóa doanh nghiệp

Thiết kế hợp lý chế độ văn hóa. Vai trò chủ yếu của chế độ văn hóa là kích thích, qui phạm và chỉ đạo, điều chỉnh hành vi của nhân công trong doanh nghiệp. Kết cấu lớp chế độ văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ mạng Internet chủ yếu bao gồm 3 nội dung chính: Một là, phải có sự ứng xử khác biệt, có quy tắc. Trong điều kiện kinh tế mạng internet, lao động sáng tạo và lao động lặp lại “máy móc”, nhân viên văn phòng và nhân viên dịch vụ hiện trường, người có chức vụ và không có chức vụ… khả năng thích ứng của mỗi người là những sự khác biệt rất lớn. Dạng lao động có tính lặp lại “máy móc” có thể dễ đánh giá, sắp xếp công việc, vị trí… Dạng lao động sáng tạo về nguyên tắc cần phải có chế độ mềm mại, uyển chuyển thì mới có khả năng thu hút được đối tượng này. Dạng lao động văn phòng cần ứng xửbình đẳng, quyền lợi trách nhiệm, phân công công việc rõ ràng phù hợp với năng lực, trình độ mà họ có. Dạng lao động dịch vụ hiện trường thường xuyên giao tiếp với khách hàng và nhu cầu khách hàng, tiếp xúc thị trường nên đòi hỏi khả năng ứng biến linh hoạt, phải có mức độ nhất định tự do về quyền lực. Như vậy, chỉ với việc xây dựng chế độ văn hóa cho từng loại đối tượng nhân lực trong doanh nghiệp để đảm bảo chế độ văn hóa thống nhất của doanh nghiệp cũng là một nhiệm vụ có tính phức tạp, quan trọng. Hai là, khi thiết kế chế độ văn hóa cho doanh nghiệp nhất định phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát. Có doanh nghiệp xây dựng những qui định quản lý an toàn trong sản xuất: về hành vi trong công việc, qui định quản lý an toàn trong khu vực sản xuất, hướng dẫn khai thác, sử dụng phương tiện…Ngoài ra còn phải xây dựng chế độ thông tin nội bộ, cơ chế tiếp nhận thông tin và và phản hồi thông tin từ những ý kiến phản hồi của các cấp quản lý và loại nhân lực trong doanh nghiệp. Ba là, vấn đề phối hợp giữa thiết kế chế độ văn hóa và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lực phát triển của doanh nghiệp, trong quá trình vận hành đương nhiên là có những sự phát sinh biến hóa như: nhân lực mới, đa dang hóa lĩnh vực hoạt động, thời đại kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia… như thế, đương nhiên là các qui định của doanh nghiệp theo đó mà có những sự biến đổi tương ứng. Chế độ văn hóa có sức mạnh điển hình cho mỗi cấp độ phát triển khác nhau của doanh nghiệp, chế độ văn hóa có khả năng kiểm soát và ràng buộc đối với người lao động và thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng rất hiệu quả.

(3) Kết cấu lớp tinh thần văn hóa doanh nghiệp

Tinh thần văn hóa doanh nghiệp là lớp kết cấu cao nhất của văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, các nhà doanh nghiệp luôn duy trì ưu thế cạnh tranh mọi lúc, mọi nơi, luôn mong muốn có những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh, luôn mong muốn ngày càng có nhiều khách hàng và có sức thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn,… Chính từ những lẽ đó mà doanh nghiệp luôn kỳ vọng sẽ tạo ra những ưu thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp của mình trên cơ sở từ lớp kết cấu tinh thần của văn hóa doanh nghiệp. Lớp kết cấu tinh thần của văn hóa doanh nghiệp là linh hồn và là hạt nhân của hình tượng và thành tích, hiệu quả, đóng góp xã hội từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung của lớp kết cấu này bao gồm: tôn chỉ kinh doanh của doanh nghiệp, những nét đặc sắc trong kinh doanh, phong cách, diện mạo đội ngũ nhân lực đạo đức trong kinh doanh…

Công tác thiết kế kết cấu lớp tinh thần trong văn hóa doanh nghiệp cần chú ý 2 điểm cơ bản: Thứ nhất là, phải xác lập quan điểm kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm. Quan điểm này sẽ chi phối từ đội ngũ quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, toàn thể nhân viên, từ khối nhân viên văn phòng đến hệ thống nhân viên hỗ trợ thị trường đều phải hiểu và thực thi theo tinh thần này. Quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm sẽ chi phối đến từng hoạt động của doanh nghiệp như: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển, sản xuất, marketing đến dịch vụ sau bán hàng… tạo sự liên kết thành hệ thống giá trị có tính thống nhất. Tất cả đều hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Trong điều kiện kinh doanh mạng, giá trị bộ phận được đặt trong hệ thống giá trị của doanh nghiệp và đương nhiên mang tính tự thân và tính tương tác trong hoạt động, tất cả đều phụ thuộc vào việc sáng tạo vì nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, độ hài lòng của đội ngũ nhân lực và vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực có cùng ý thức,khát vọng khi hoạt động trong môi trường của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tất yếu phải lấy con người làm cơ sở, sự hài lòng vàsự trung thành của đội ngũ nhân lực là điều kiện tiên quyết, là sự đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng, sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế mạng internet, tính tích cực và tính sáng tạo của nhân lực doanh nghiệp phụ thuộc vào ý thức của từng vị trí lãnh đạo, từng nhân viên mà ảnh hưởng đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự thành công và quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Như vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của doanh nghiệp, trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, yếu tố thông tin hóa có vai trò tác động, thúc đẩy mạnh mẽ hiện thực hóa văn hóa doanh nghiệp. Các cấp lãnh đạo và từng cá nhân trong doanh nghiệp tất yếu phải hiểu rõ mối quan hệ của hai yếu tố này để đảm bảo tính kết hợp hữu cơ trong quá trình vận hành hoạt động, đảm bảo sự tương tác trong hoạt xúc tiến, tương trợ,bổ sung cho nhau, cùng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh, mạnh và hoàn hảo hệ thống dịch vụ.

_____________________

Tài liệu tham khảo:

1. Khương Phi:Văn hóa và Truyền thông, Nxb Đại học Truyền thông Trung Quốc, 2011.

2. Terrence E.Deal: Văn hóa doanh nghiệp,  Nxb Đại học Nhân dân, Trung Quốc, 2015.

3. Vương Cát Bằng: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Nxb Đại học Nhân dân, Trung Quốc, 2017.

4. Juan D. Carrillo, Denis Gromb: On the strength of corporate cultures, European Economic Review, 1999.

5. Edgar H. Schein: The Corporate Culture Survival Guide, The Amazon, 2009.

 TS NGUYỄN TIẾN MẠNH