20/04/2024 lúc 11:52 (GMT+7)
Breaking News

Xã hội rất cần sự năng động tăng chú ý với trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý

VNHN - Tăng động giảm chú ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển thường gặp: trong đó trẻ có những hành vi hiếu động bốc đồng quá mức, thường xuyên nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực… Sự hiếu động bất thường hoặc thiếu tập trung của trẻ gây lo lắng cho các bậc cha mẹ và khó khăn cho công tác sư phạm của nhà trường…

VNHN - Tăng động giảm chú ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển thường gặp, trong đó trẻ có những hành vi hiếu động bốc đồng quá mức, thường xuyên nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực…

Sự hiếu động bất thường hoặc thiếu tập trung của trẻ gây lo lắng cho các bậc cha mẹ và khó khăn cho công tác sư phạm của nhà trường…Chính vì lẽ vậy, buổi hội thảo với chủ đề :“ Chăm sóc trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý” do Hội bác sĩ Gia đình TPHCM tổ chức tại hội trường Quận ủy Q10 ngày 14/9/2019 thu hút sự quan tâm rộng khắp của cộng đồng xã hội…

Hội chứng RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD). Trẻ mắc hội chứng ADHD sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống và không chỉ gây trở ngại đến chất lượng học tập hiện tại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi và tính cách trong tương lai.Tuy vậy do thiếu hiểu biết, chỉ khoảng 3/10 trẻ được chẩn đoán độ tuổi 2-5, còn lại 7/10 trẻ mang theo hội chứng rối loạn này đến lúc trưởng thành mà không được sự can thiệp kịp thời của các nhà chuyên môn…

Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN:

Th. s Bác sĩ Đinh Thạc – trưởng khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1, khẳng định:

“ ADHD là hội chứng bệnh lý rất phổ biến và phát triển mạn tính: Khởi phát từ thời thơ ấu,  sau đó tiếp diễn cho đến tuổi vị thành niên và trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh ADHD ở bé trai gấp đôi bé gái = 2/1.

Có thể định dạng các thể mắc hội chứng bệnh ADHD theo 3 nhóm:

1/ Giảm chú ý: Nhóm trẻ dễ dàng bị phân tâm, nhưng không quá hiếu động hoặc bốc đồng

2/ Tăng động – Xung động: Trẻ rất hiếu động và bốc đồng, nhưng không có sự giảm chú ý ở mức độ trầm trọng

3/ Phối hợp: Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất, có cả 3 dấu hiệu: tăng động/ xung động/giảm chú ý

Về nguyên nhân: Những yếu tố góp phần khiến trẻ mắc ADHD là:

  • Yếu tố chu sinh: Do mẹ nghiện thuốc lá, rượu, tiểu đường; do sanh non, thiếu oxy, nhẹ cân…
  • Yếu tố thực thể: Do viêm màng não, chấn thương đầu, có tiền sử bệnh tim, tuyến giáp, đầu nhỏ…
  • Nhiễm độc chì, cocaine, tăng bilirubin…

Ngoài ra yếu tố di truyền và môi trường sống có vai trò đáng kể gây hội chứng bệnh ADHD; Đặc biệt là yếu tố di truyền, ADHD được cho là có liên quan mạnh mẽ đến di truyền: 60 – 90%  từ huyết thống; mẹ- con: 15 – 20%; cha con: 25 -30%;

Cha+ mẹ: 55 -92%...

Điều hết sức nguy hiểm là ADHD rất khó chẩn đoán: Không thể có được các chẩn đoán sinh học; không hề có các trắc nghiệm tâm lý giúp chẩn đoán ADHD. Chủ yếu chỉ dựa vào quan sát triệu chứng hành vi (  manh động, phá phách, thiếu sự tập trung…và có biểu hiện khác thường không thích hợp với bạn cùng trang lứa)…

Cho đến tận bây giờ, việc chẩn đoán và xác định bệnh chủ yếu từ chi tiết bệnh sử do cha mẹ, hoặc giáo viên, hoặc người cung cấp tin…”

BS. Chuyên khoa 2 Thái Thanh Thủy– Trưởng khoa tâm lý BV Nhi Đồng 2, làm rõ hơn:  “ ADHD là hội chứng rối loạn phát triển tâm thần kinh mạn tính, với tỷ lệ mắc bệnh là 3 – 18% tùy theo mỗi quốc gia; Không hề có chuyện trẻ mắc ADHD sẽ tự hết bệnh khi trưởng thành, theo thống kê có khoảng 65% trẻ ADHD vẫn tiếp tục tồn tại các triệu chứng khi trưởng thành; Cũng cần xác định chỉ số thông minh không liên quan đến ADHD.Trong thực tế sau khi được điều trị hợp lý, nhiều trẻ ADHD đã trở thành những tài năng xuất sắc; Không nên quy chụp trẻ ADHD hầu hết đều cố ý cư xử ngỗ ngược, thật ra các em đều cố gắng tỏ ra ngoan ngoãn theo cách hiểu của mình…

Điều đáng quan tâm là cho đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của rối loạn này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thuộc về vai trò quan trọng của gen di truyềnvà một số yếu tố góp phần như tổn thương não, sử dụng rượu và thuốc lá khi mang thai, sanh non, nhẹ cân…Do vậy để chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh, cần tìm hiểu kỹ tiền sử từ ba mẹ, thầy cô và trẻ, cũng như thăm khám, kiểm tra mắt và thính lực để loại trừ một số bệnh có thể đi kèm..”

BS chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Giang, Trưởng khoa tâm lý – tâm thần trẻ em – BV Tâm thần TP HCM, kết luận về hành trình điều trị tối ưu ADHD:

“ – Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể có kết quả học tập kém; từ lúc trưởng thành đến khi khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không tìm được việc làm, hiệu suất làm việc kém dẫn đến thu nhẫp tài chính thấp; cá biệt có một số trường hợp gặp rắc rối với pháp luật, nghiện bia rượu, gây rối trật tự công cộng, thường có sức khỏe thể chất và tinh thần kém cỏi, bề ngoài nhếch nhác…

Do vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nếu phát hiện (thậm chí nghi ngờ) các biểu hiện của hội chứng bệnh ADHD hãy kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám tư vấn và điều trị kịp thời…”

Hiện nay bệnh nhân ADHD được điều trị hiệu quả tại các BV Nhi Đồng 1, Nhi đồng 2 và BV Tâm thần TPHCM, với thuốc điều trị đặc hiệu là Methylphenidate (Concerta) và thuốc nằm trong danh mục được thanh toán Bảo hiểm y tế, giúp giảm chi phí đáng kể trong quá trình điều trị bệnh.
  • Concerta dùng buổi sáng có tác dụng kéo dài cả ngày nên hạn chế được số lần sử dụng thuốc, giúp trẻ bình thường hóa tránh được sự kỳ thị của bạn bè
  • Hiện nay ở VN, Concerta có sẵn 03 hàm lượng: 18mg,27mg,36mg giúp thày thuốc dễ dàng hiệu chỉnh liều lượng dùng tùy theo th63 trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đạt kết qua tối ưu