20/04/2024 lúc 18:48 (GMT+7)
Breaking News

WB sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo cán bộ

VNHN-Trong đào tạo nhân lực, Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trong trường đại học và đưa đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện hệ thống về Chính phủ điện tử sang học tập để thực hiện nhiệm vụ suôn sẻ và hiệu quả.

VNHN-Trong đào tạo nhân lực, Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trong trường đại học và đưa đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện hệ thống về Chính phủ điện tử sang học tập để thực hiện nhiệm vụ suôn sẻ và hiệu quả.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Washington, D.C., sáng 13/4, Bộ trưởng Chủ nhiệm, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với bà Nena Stoiljkovic, Phó Chủ tịch Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) khu vực châu Á - Thái Bình Dương và làm việc với các lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách hạ tầng; kiến trúc và công nghệ.

Việt Nam có nhiều cải cách, đổi mới

Tại cuộc gặp bà Nena Stoiljkovic, Phó Chủ tịch Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (thành viên của WB), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chúc mừng IFC đã có năm tài khóa thành công với số vốn huy động từ các nhà tài trợ cho Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD, là mức cao kỷ lục trong suốt 22 năm qua.

Cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết môi trường kinh doanh đã được cải thiện rõ nét, cộng đồng doanh nghiệp được hưởng thành quả của cải cách thông qua việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Thành công của Chính phủ Việt Nam vừa qua là huy động nguồn lực từ kinh tế tư nhân. Làn sóng khởi nghiệp được hình thành đã huy động được nguồn vốn cho nền kinh tế: Năm 2016 có hơn 110 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, năm 2017 có 127 nghìn doanh nghiệp thành lập; năm 2018 có hơn 131 nghìn doanh nghiệp thành lập mới.

Trong thời điểm hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang cải cách quyết liệt, từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ người dân, doanh nghiệp; tập trung tái cơ cấu kinh tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách TTHC; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiến bộ trên thế giới; tái cơ cấu đầu tư công; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...

Với ưu thế của IFC, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị IFC tiếp tục huy động, kêu gọi cộng đồng quốc tế, tổ chức tài chính cùng WB tham gia các dự án cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hợp tác cùng phát triển.

Bà Nena Stoiljkovic cảm ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện, ấn tượng về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Những con số về tăng trưởng, nâng hạng về chỉ số cạnh tranh cho thấy Việt Nam đang đi trên đường phát triển tốt trong tương lai.

Bà Nena Stoiljkovic đánh giá cao Việt Nam có sự thay đổi trong các vấn đề cải cách, đổi mới sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp tư nhân. IFC đang hoạt động tại Việt Nam và những thông tin này càng tạo điều kiện cho IFC đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp tư nhân. WB có thể hoàn toàn giúp Việt Nam các vấn đề về tư vấn chính sách và cải cách trên nhiều lĩnh vực.

Về đầu tư IFC tại Việt Nam trong năm qua vượt mốc 500 triệu USD, hiện trên 1 tỷ USD, bà Nena Stoiljkovic cho biết sự tăng trưởng này là ấn tượng nhưng vẫn là con số khiêm tốn và chưa tương xứng với mối quan hệ giữa IFC và Việt Nam. Bà IFC Nena Stoiljkovic nhấn mạnh, IFC sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm việc với ông Makhtar Diop, Phó Chủ tịch WB phụ trách hạ tầng. - Ảnh: VGP

Sử dụng văn bản điện tử cần xóa khoảng trống vùng miền

Trao đổi ông Makhtar Diop, Phó Chủ tịch WB phụ trách Hạ tầng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, trong năm 2019, Chính phủ Việt Nam ưu tiên việc xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao chỉ số về phát triển Chính phủ điện tử với ba nhóm chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực, tới hết năm 2020 tăng từ 10 tới 15 bậc, nằm trong nhóm 5 quốc gia đứng đầu ASEAN.

Từ tháng 8/2018, Việt Nam đã có những bước đi đáng chú ý với việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch, chỉ đạo trực tiếp quá trình xây dựng Chính phủ điện tử. Ngày 12/3 vừa qua, Việt Nam đã khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, sắp tới Việt Nam sẽ công bố Khung kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0; dự kiến tháng 11/2019 sẽ khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia. Từ 21/3, toàn bộ văn bản từ Chính phủ gửi Bộ, ngành, địa phương và ngược lại sử dụng đường gửi nhận điện tử và sử dụng chữ ký số. Hiện nay VPCP đang thực hiện VPCP phi giấy tờ.

Những nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong muốn tiếp tục nhận được những hỗ trợ, tư vấn của Ngân hàng Thế giới về kinh nghiệm, mô hình tốt trên thế giới, việc xây dựng thể chế, nội dung các đề án, giải pháp kỹ thuật cụ thể, xây dựng công cụ đánh giá kết quả thực hiện và truyền thông cho cộng đồng, xã hội; đào tạo nguồn nhân lực...

Ông Makhtar Diop và các chuyên gia đến từ WB đã trao đổi về những tiến bộ của Việt Nam khi WB giúp Việt Nam liên quan đến các vấn đề về số hóa, giao thông vận tải, năng lượng. WB đã tiến hành đánh giá tổng thể về số hóa, điện tử tại ASEAN và hiểu Việt Nam đứng ở vị trí nào trong khu vực này. Theo chuyên gia WB, để đạt mục tiêu không sử dụng giấy tờ trong công việc thì việc cần làm làm xóa khoảng trống trong các vùng miền ở Việt Nam.

Đối với đào tạo nhân lực, chuyên gia WB cho biết sẵn sàng giúp cho các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam, đặc biệt liên quan xu thế trí tuệ nhân tạo. Đây là chiến lược quan trọng mà WB đặt trọng tâm và sẵn sàng giúp Việt Nam và các trường đại học nước ngoài liên kết đào tạo. Bên cạnh đó là đưa nhóm cán bộ trực tiếp sử dụng hệ thống về Chính phủ điện tử, học tập kinh nghiệm tại quốc gia tiến bộ về lĩnh vực này, giúp cán bộ học thêm kỹ năng mới để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ điện tử suôn sẻ và hiệu quả.

* Sáng cùng ngày, trao đổi với bà Lesy Goh, Giám đốc Kiến trúc và Công nghệ WB, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong muốn bà Lesy Goh chia sẻ cụ thể hơn về những thách thức, rủi ro chính trong triển khai Chính phủ điện tử và thực tiễn tốt tại các nước để vượt qua những thách thức, giảm thiểu rủi ro để làm cơ sở triển khai nhanh, hiệu quả Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Bà Lesy Goh cho rằng, các dự án diễn ra tại Việt Nam liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, dịch vụ điện tử và tham vấn điện tử đều cần thực hiện trong thời gian hạn hẹp. Vậy khó khăn ở đây là khung thời gian và cần có giải pháp thúc đẩy dự án tiến lên phía trước bởi khung thời gian sẽ làm cho việc triển khai phải gấp rút theo hạng mục cụ thể. Bà Lesy Goh cho rằng, quan trọng là cân đối thời gian và các mục tiêu đặt ra.

Bà Lesy Goh cũng nêu lên kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử tại nước đi trước là Singapore và đề xuất có cơ hội làm việc với đội ngũ xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam để xem kế hoạch và xây dựng dự án trọng yếu, đưa ra định hướng cho đội ngũ thực hiện.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cảm ơn những chia sẻ của bà Lesy Goh và vui mừng chào đón bà Lesy Goh làm việc với nhóm xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.