29/03/2024 lúc 04:46 (GMT+7)
Breaking News

Vùng Đồng Tháp Mười: hiệu quả từ mô hình trồng sen

VNHN - Với điều kiện tự nhiên đất phèn, không thuận lợi cho việc trồng lúa, nông dân Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười đã triển khai nhiều mô hình canh tác khác như trồng dứa, thanh long, sen… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

VNHN - Với điều kiện tự nhiên đất phèn, không thuận lợi cho việc trồng lúa, nông dân Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười đã triển khai nhiều mô hình canh tác khác như trồng dứa, thanh long, sen… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp nên tại vùng đất Tháp Mười hoa sen đã có mặt nơi đây từ rất sớm. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, tại Tháp Mười cũng như ở một số nơi khác trong tỉnh Đồng Tháp, diện tích trồng sen tăng lên vượt trội. Sen là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, thị trường luôn ưa chuộng nên việc tiêu thụ rất thuận lợi, từ đó đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Bên cạnh việc trồng sen cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến thì ở huyện Tháp Mười, nguồn hàng sen còn đáp ứng ngành ẩm thực cho tỉnh nhà. Nhiều loại thức ăn, thức uống được chế biến từ sen ra đời. Vừa mang giá trị dinh dưỡng cao, vừa thể hiện được giá trị tinh thần và quan trọng hơn sen còn là hình ảnh đại diện của vùng đất và con người Đồng Tháp thuần khiết, dân dã và vô vùng hiếu khách.

Ông Cai Văn Nhàn, ấp Hòa Thuận, xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước hiện có 1 ha trồng sen, mỗi vụ chỉ phải đầu tư 3 - 4 triệu đồng tiền vốn, chỉ sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch trong suốt nửa năm còn lại, với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi ngày thu về khoảng 900.000 đồng. Còn ông Ngô Kim Thành, ấp Hòa Thuận, xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước cho biết, với 2 ha trồng sen của gia đình, mỗi ngày thu về khoảng 120 kg ngó sen, giá bán luôn ổn định từ 15.000 đồng trở lên, đã giúp gia đình phát triển kinh tế tốt hơn. Anh Nguyễn Thành Dũng, trú tại xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình hiện có hơn 1ha trồng sen. Bình quân mỗi ha trồng sen lấy gương cho năng suất 8 tấn/ha với giá 15.000 đồng/kg và sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Sau khi thu hoạch diện tích trồng sen anh Dũng tiếp tục trồng lúa, sản xuất theo mô hình lúa-sen-lúa.

Mô hình trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng Đồng Tháp Mười

Sen là giống cây ngắn ngày, sau khi gieo trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch cũng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, chi phí thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, đầu ra luôn ổn định, được thị trường ưa chuộng nên đã giúp nhiều nông dân xã Thạnh Hòa và những xã lân cận có đời sống kinh tế phát triển hơn. Do hiệu quả trồng lúa không cao, nên người dân địa phương đã chuyển sang trồng sen, với lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa, đã giúp nhiều gia đình phát triển kinh tế hơn. Khi cao điểm nhất, toàn xã Thạnh Hòa có khoảng 60 hộ trồng sen với diện tích trên 200 ha, mỗi kg ngó sen bán với giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng, mỗi ngày, nông dân trồng sen thu về lợi nhuận khoảng trên dưới 1 triệu đồng/ha.

Cây sen ở huyện Tháp Mười được trồng nhiều nhất tỉnh và được chứng nhận nhãn hiệu Sen Tháp Mười (huyện Tháp Mười) do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp. Ở huyện Tháp Mười còn đưa cây sen vào chương trình xây dựng “mỗi xã phường một sản phẩm”. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đến thu mua tiêu thụ sản phẩm gương sen tươi và hạt sen khô để xuất khẩu, ngoài ra còn các sản phẩm chế biến từ sen được đưa ra thị trường như: sữa sen, bột hạt sen, trà lá sen, trà tim sen đang được người tiêu dùng ưa chuộng.