16/04/2024 lúc 21:05 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam vào top đầu Chỉ số Logistics thị trường mới nổi

Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021.

Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021.

Logistics Việt Nam đang có sự chuyển mình phát triển mạnh mẽ, khá toàn diện trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự thay da đổi thịt của Logistics đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới, đem lại giá trị kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP của cả nước.

Nhà cung cấp dịch vụ kho vận tải hàng đầu thế giới Agility vừa công bố chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021. Theo báo cáo, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.

Việt Nam lọt top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 (Ảnh: Internet)

Cụ thể, Trung Quốc xếp vị trí số 1, Ấn Độ xếp vị trí thứ 2, Indonesia ở vị trí thứ 3. Quatar và Thổ Nhĩ Kỳ xếp sau Việt Nam ở vị trí thứ 9 và thứ 10. Trong số các nước ASEAN, Indonesia xếp ở vị trí thứ 3, Malaysia ở bậc 5, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 11, Philippines ở vị trí thứ 21, Campuchia 41.

Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến bức tranh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Cùng với đó là sự nỗ lực, đoàn kết của các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn kịp thời, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh đảm bảo tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.

Bước đầu đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực, qua đó thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Sức mạnh chính trị - tinh thần trong "cuộc chiến chống giặc Covid-19" của Việt Nam được nhân dân trong nước và thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Cũng theo Agility, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên toàn cầu về việc đối phó với COVID-19. Bên cạnh đó, Agility cũng nêu rõ: Mức tăng 3 hạng của Việt Nam lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của chỉ mục và thay thế khu vực Thái Lan trong top 10.

Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020 (Ảnh: TTXVN)

Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, giúp thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh: “Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và thuận tiện trong mạng lưới cung cấp. Kết quả là Việt Nam đã lọt vào Top 10 của Chỉ số năm nay và tiếp tục thể hiện sức mạnh trong nhiều năm tới”.

Tuy nhiên, Nhà cung cấp dịch vụ kho vận tải hàng đầu thế giới Agility cũng chỉ ra: Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là đầu tư vào công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu kỹ năng và kiến thức để sản xuất hàng hoá có giá trị cao nhất.

Để nâng cao năng lực cho ngành dịch vụ logistics, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên.