29/03/2024 lúc 07:16 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam đưa ra 14 sáng kiến trong định hướng chương trình ASEAN 2020

VNHN - Nhằm triển khai chủ đề và các ưu tiên của năm ASEAN 2020, Việt Nam đã xây dựng 14 sáng kiến, ưu tiên và kế hoạch hợp tác cụ thể để thảo luận, tham vấn và thống nhất với các nước ASEAN.

VNHN - Nhằm triển khai chủ đề và các ưu tiên của năm ASEAN 2020, Việt Nam đã xây dựng 14 sáng kiến, ưu tiên và kế hoạch hợp tác cụ thể để thảo luận, tham vấn và thống nhất với các nước ASEAN.

Ảnh minh họa

Chiều 14/1, bên lề Hội nghị các Quan chức Kinh tế cao cấp ASEAN lần thứ nhất năm 2020 (SEOM 1/51) phóng viên đã phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) về sáng kiến của Việt Nam trong năm ASEAN 2020 để tiếp tục hoàn thiện trước khi đưa lên cấp Bộ trưởng thảo luận và chính thức thông qua.

- Xin ông cho biết một số kết quả chính trong cuộc họp lần này và cụ thể những vướng mắc hiện nay là gì?

Ông Lương Hoàng Thái: Cuộc họp hội nghị quan chức cao cấp kinh tế lần này là cuộc họp đầu tiên của Năm ASEAN 2020 ở mảng kinh tế.

Chính vì vậy mà cuộc họp lần này đề ra 3 nhiệm vụ chính. Theo đó, nhiệm vụ thứ nhất là đặt ra những ưu tiên trong công tác của Năm ASEAN cho toàn bộ 5 đối với mảng kinh tế; trong đó đặc biệt nhấn vào việc xem xét đề xuất của Việt Nam về trọng tâm ưu tiên hoạt động của ASEAN trong năm 2020.

Trên cơ sở các ưu tiên mà Việt Nam đề xuất này, các nước sẽ bàn phương hướng cụ thể sẽ triển khai như thế nào trong năm 2020.

Nhiệm vụ thứ hai đó là các nước bàn tổng thể chương trình hoạt động của năm ASEAN 2020 và đặc biệt đối với một số vấn đề còn tồn tại lâu năm trong chương trình hoạt động của ASEAN chưa giải quyết được.

Vì vậy, hội nghị lần này cũng cố gắng tìm cách để giải quyết tối đa những vấn đề để trong trường hợp cần báo cáo lên cấp cao hơn quyết định sẽ sớm có những chuẩn bị kịp thời báo cáo lên cấp Bộ trưởng, thậm chí là cấp cao hơn để giải quyết kịp trong năm nay.

Cuối cùng đó là đối với ASEAN, một trong những mảng hoạt động rất quan trọng là việc hợp tác với các nước đối tác về mảng kinh tế.

Trong khuôn khổ cuộc họp lần này, cuộc họp cũng đã rà soát lại toàn bộ mảng hợp tác kinh tế ngoại khối hay nói cách khác là hợp tác kinh tế với các nước đối tác của ASEAN.

Từng nhiệm vụ cụ thể được rà soát để quyết định xem chương trình và nhiệm vụ trong năm 2020 như thế nào để từ đó trao đổi với các nước đối tác để thống nhất với chương trình hoạt động.

Riêng với các vướng mắc có rất nhiều những vấn đề trong ASEAN thuộc cái gọi là ưu tiên của ASEAN nhưng chưa được giải quyết. Vì thế, hội nghị lần này đã đề xuất ra một cách tạm thời chia những vấn đề còn tồn tại thành 3 nhóm vấn đề.

Cụ thể, nhóm vấn đề thứ nhất là những vấn đề mang tính chất về cơ bản là thủ tục. Chẳng hạn như một hiệp định cần một nước phải phê chuẩn và nước đó đang làm thủ tục trong nước và có những thủ tục cần thời gian để hoàn thành.

Do vậy, về cơ bản là nhiệm vụ này sẽ định kỳ ASEAN xem xét lại để các nước cập nhật. Tuy nhiên, việc ASEAN can thiệp vào thủ tục của từng nước là không thể được nên chỉ nhắc nhở những nước đó để hoàn thành thủ tục đó càng sớm càng tốt.

Nhóm thứ hai, đó là những vấn đề mà mang tính kỹ thuật như có một số nước ASEAN thì cần thêm nguồn lực có thể thu thập thêm một số dữ liệu để phân tích trước khi có thể thực hiện được hoạt động đó.

Đối với các nhóm này thì các nước đã bàn và thảo luận tiếp cận là sẽ cố gắng huy động tối đa các nguồn lực trước hết là trong ASEAN có thể giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ đó.

Trong trường hợp mà về mặt kỹ thuật đó thì vẫn chưa đạt được thì có thể là kêu gọi sự giúp đỡ của cả các đối tác của ASEAN về mặt kỹ thuật được điều kiện được định nhiệm vụ.

Nhóm thứ ba là nhóm quan trọng nhất trong những ưu tiên thì những vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết được nhưng do vấn đề khác biệt quan điểm về chính sách, ASEAN đã tổng kết lại tại phiên họp lần này trong nhóm kinh tế tcó 9 vấn đề như vậy.

Trong 9 vấn đề đấy chủ yếu là liên quan đến những hàng rào trong thương mại giữa các nước ASEAN với nhau và có sự khác biệt về quan điểm giữa các nước về cách thực thi.

Vì vậy, trong khuôn khổ cuộc họp lần này là hệ thống hóa tất cả 9 vấn đề đó; cố gắng để giải quyết một số vấn đề; trong một số vấn đề mà nhận thấy đã vượt quá thẩm quyền của các quan chức đã xác định là sẽ đưa lên cấp Bộ trưởng .

Đặc biệt, hội nghị lần này đã xác định chương trình nghị sự cuộc họp Bộ trưởng nào sẽ thảo luận vấn đề nào để cố gắng giải quyết những vấn đề đó.

Chính vì thế, cuộc họp lần này của ASEAN ổn định mang tính định hướng; trong đó một trong những nhiệm vụ quan trọng là giải quyết vấn đề nội bộ trong ASEAN đến hết năm 2020 về những vấn đề còn tồn đọng trong chương trình nghị sự.

- Vậy đến nay hội nghị đã thống nhất là những vấn đề cơ bản gì thưa ông?

Ông Lương Hoàng Thái: Hiện nay cuộc họp này mới là cuộc họp lần thứ nhất, chủ yếu bàn về chương trình đối với cả 9 vấn đề đã thảo luận đưa ra các lựa chọn để các nước về tham vấn.

Vì đây là những vấn đề tồn tại trong ASEAN, có những vấn đề từ năm 2015 đến hiện nay chưa giải quyết được.

Về cơ bản những vấn đề về mặt chính sách thường thường là những vấn đề khó, nên tại hội nghị lần này các nước ASEAN đã thống nhất là đối với mỗi vấn đề thì có mấy cái cách giải quyết.

Theo đó, các nước đem những lựa chọn đó về để tham vấn và sau đó sẽ quay lại cuộc họp lần sau thì sẽ có quyết định cuối cùng đối với vấn đề này.

Ví dụ như là một trong những vấn đề lớn nhất đó là giải quyết làm sao cho các lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định nhiều năm là phải sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực định (RCEP) chẳng hạn.

Do vậy, nhiệm vụ cụ thể để lựa ra các lựa chọn để đạt đến mục tiêu đó là gì các nước phải làm nhiều việc không thể giải quyết ngay trong phiên này, thậm chí có những việc liên quan đến cấp khác.

Chẳng hạn như là Trưởng đoàn đàm phán các nước thì phải gắt để bàn chi tiết điểm đó thế nhưng cuộc họp lần này đưa ra chương trình họp lần nào và có những lựa chọn đăng ký vào thời điểm nào trong năm.

Để ký được thì phải giải quyết được những điểm nào và những điểm đó thì cấp nào giải quyết. Cấp Bộ trưởng hay trưởng đoàn đàm phán hay các quan chức năng có thể giải quyết được vấn đề này.

Trên cơ sở này, các nước đem những lựa chọn đó về tham vấn và hy vọng là bắt đầu từ cuộc họp lần sau bắt đầu có những tiến bộ trong việc giải quyết 9 vấn đề mà trong chương trình nghị sự của ASEAN mà vẫn chưa giải quyết xong.

 


Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) 

- Ông có thể chia sẻ trong 14 sáng kiến của Việt Nam đã có sáng kiến nào được nêu ra tại hội nghị lần này?

Ông Lương Hoàng Thái: Một trong những sáng kiến quan trọng của hội nghị lần này là đặt ra chương trình làm việc cho ASEAN trong năm 2020.

Để định hướng cho chương trình ASEAN 2020, Việt Nam đã đưa ra 14 sáng kiến khác nhau và số lượng sáng kiến của Việt Nam nhiều hơn chút ít so với năm trước đây và gửi cho các nước chi tiết về kế hoạch để thực hiện các sáng kiến này như thế nào.

Do đó, các nước đã có thời gian khoảng một vài tuần để tham khảo và tại hội nghị lần này các nước đề nghị Việt Nam điều chỉnh lại những đề xuất đó.

Trên cơ sở những ý kiến của các nước, Việt Nam về cơ bản đã tiếp thu gần như toàn bộ những ý kiến của các nước để hoàn thiện những tài liệu này, sau đó tài liệu này sẽ được trình lên cấp Bộ trưởng để chính thức thông qua.

Cuộc họp lần này là hội nghị để tiếp thu ý kiến của các nước đối với đề xuất của Việt Nam xem có phù hợp hay không, cần điều chỉnh những gì. Về cơ bản, chúng ta tiếp thu toàn bộ những ý kiến của các nước để có năm ASEAN 2020 thành công và trong số các sáng kiến, quan trọng nhất là nhóm sáng kiến liên quan đến củng cố nội khối ASEAN.

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN và năm 2020 là năm mà phải rà soát giữa kỳ để đưa ra định hướng cho hội nhập cho giai đoạn tới.

Trên cơ sở để thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN bước đầu phải đánh giá rà soát lại để xem cần điều chỉnh gì và nên có những hành động gì mới không. Đây là ưu tiên lớn nhất Việt nam đưa ra và được tất cả các nước đánh giá cao. Bởi ASEAN phải đoàn kết với nhau thì từ đó mới tính được đến các chương trình hợp tác với bên ngoài nên đã được các nước ủng hộ cao.

Ngoài ra, chúng ta có nhiều sáng kiến liên quan đến nhiều mảng hợp tác toàn diện của ASEAN do tất cả các bộ, ngành kinh tế đưa ra và có những cái liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nước ASEAN.

Ví dụ như những sáng kiến về tăng cường khuôn khổ chống đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực và cũng được các nước ASEAN ủng hộ rất cao.

Cùng với đó là những sáng kiến về củng cố an ninh lương thực trong khối, sáng kiến về thương mại điện tử để có một khuôn khổ chung của ASEAN cho thương mại điện tử để biết được mình đang ở đâu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Những lĩnh vực nào mà ASEAN cần giúp nhau để tiến lên tận dụng được những cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đây là những sáng kiến của Việt Nam hay là những sáng kiến về mảng năng lượng; khoa học công nghệ thì cũng có những sáng kiến về cố gắng thúc đẩy chế tạo thông minh với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để sản xuất cũng phải thông minh đó tận dụng được những cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại.

Tất cả những sáng kiến này đã được trình bày một cách chi tiết và gửi cho các nước ASEAN lấy ý kiến. Tại Hội nghị lần này, các nước đã trình bày những ý kiến của mình về việc ủng hộ hay không ủng hộ, cần điều chỉnh như thế nào để cho phù hợp nhất về bối cảnh hiện nay của ASEAN.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!/.