19/04/2024 lúc 17:47 (GMT+7)
Breaking News

“Vén màn” cuộc sống của người Triều Tiên qua lăng kính Đại tá QĐND Việt Nam

VNHN-Khi nhắc đến Triều Tiên, người ta chỉ nghĩ đến một quốc gia bị cô lập với các vụ thử tên lửa, hạt nhân nên cuộc sống ở đây là bí ẩn khiến cả thế giới tò mò. Nhưng với Đại tá Trần Nhung (nguyên Trưởng Phòng Quốc tế Báo QĐND), đất nước Triều Tiên dù còn bộn bề khó khăn vẫn tạo ấn tượng mạnh đối với khách nước ngoài bằng sự gọn gàng, ngăn nắp và tính kỷ luật cao.

VNHN-Khi nhắc đến Triều Tiên, người ta chỉ nghĩ đến một quốc gia bị cô lập với các vụ thử tên lửa, hạt nhân nên cuộc sống ở đây là bí ẩn khiến cả thế giới tò mò. Nhưng với Đại tá Trần Nhung (nguyên Trưởng Phòng Quốc tế Báo QĐND), đất nước Triều Tiên dù còn bộn bề khó khăn vẫn tạo ấn tượng mạnh đối với khách nước ngoài bằng sự gọn gàng, ngăn nắp và tính kỷ luật cao.

Quảng trường Kim Nhật Thành nhìn từ tháp Juche. Ảnh: Minh Hường

Quảng trường Kim Nhật Thành nhìn từ tháp Juche. Ảnh: Minh Hường

Sùng bái lãnh tụ từ thiếu thời

Tại Triều Tiên, hình ảnh và dấu ấn hai vị lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) và Kim Jong-il hiện diện khắp nơi. Ở nhiều địa danh hay những thiết chế lớn đều có bia biển lớn ghi lại ngày tháng lãnh tụ từng ghé thăm. Ngay tại các quảng trường, ảnh lãnh tụ được treo ở vị trí trang trọng nhất giữa các kiến trúc chính. Để tạo nhiều điểm nhấn cho cả khu vực đô thị, người ta đắp cả ngọn đồi, xây bức tường lớn làm tranh hoành tráng về lãnh tụ

Cũng như người lớn, trẻ em ở đây có sự tôn thờ tuyệt đối với lãnh đạo Triều Tiên. Ngay cả trong những bữa tiệc sinh nhật, những đứa trẻ hát vang những ca khúc ca ngợi lãnh đạo tối cao này.

Ở đây, người dân trịnh trọng coi lãnh tụ là người có quyền lực tuyệt đối. Ông được tôn thờ như là một vị chúa và thường xuyên được người dân vây quanh, cười nói, vỗ tay, hoặc reo hò nhiệt liệt.

Đại tá Trần Nhung (thứ hai phải sang) cùng phu nhân trong cuộc gặp các nhà ngoại giao Triều Tiên nhân ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Đại tá Trần Nhung (thứ hai phải sang) cùng phu nhân trong cuộc gặp các nhà ngoại giao Triều Tiên nhân ngày Tết cổ truyền của Việt Nam cách đây nhiều năm.

Năm 2013, Triều Tiên giới thiệu hệ thống giáo dục mới, quy định trẻ em bắt đầu đến trường từ năm 7 tuổi. Trải qua 11 năm học miễn phí, gồm 5 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn vào cao đẳng, đại học hay trường dạy nghề.

Được rèn luyện tính kỷ luật cao, trẻ em Triều Tiên từ rất nhỏ đã răm rắp nghe theo mệnh lệnh, tuyệt đối không làm những điều chưa được cho phép. Khác với trẻ em phương Tây, những đứa trẻ ở Triều Tiên sẽ dành những năm tháng đầu tiên của cuộc sống trưởng thành phục vụ trong lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, giống như cha mẹ, ông bà chúng. Họ gần như không có lựa chọn nào khác.

Chịu kiểm soát chặt chẽ

Với tính đoàn kết, kỷ luật được rèn luyện từ nhỏ, các cán bộ, nhân viên cơ quan ngoại giao của Triều Tiên ở nước ngoài quen với những yêu cầu kiểm soát chặt chẽ. Họ chịu sự ràng buộc kỷ luật, chấp hành mệnh lệnh, không tự ý làm việc mình thích hay đến nơi mình muốn. Mọi công việc đều phải được báo cáo hết sức cụ thể, chi tiết.

Tất cả các cuộc làm việc chính thức hay cuộc gặp phi chính thức của các cán bộ ngoại giao Triều Tiên với người nước ngoài đều phải có sự hiện diện của 2 người.  Thậm chí, trong một cuộc gặp thân tình như được mời dùng bữa tại nhà riêng cũng phải có ít nhất 2 người đến dự, trong đó, 1 người là khách mời và người kia là cán bộ Đại sứ quán đi cùng.

Người đi cùng này có nhiệm vụ nghe lại các thông tin trao đổi tại cuộc gặp để báo cáo lại với cấp trên sau đó. Báo cáo ấy được thực hiện song song với các báo cáo định kì theo ngành dọc theo quy định của đại sứ quán.

“Vén màn” cuộc sống của người Triều Tiên qua lăng kính Đại tá QĐND Việt Nam - ảnh 2

Người lĩnh canh gác khi người dân đang đứng hai bên đường chào đón đoàn diễu hành vào "Ngày Mặt Trời" tổ chức vào ngày 14/4 hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Kim Il-sung

Mức lương của cán bộ ngoại giao Triều Tiên ở nước ngoài khá hạn hẹp. Vì thế, Chính phủ Triều Tiên gửi sang các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài một số sản phẩm trong nước như sâm, hóa - mỹ phẩm, sản phẩm điện tử, hàng tiêu dùng,… để bán giới thiệu sản phẩm.

Toàn bộ số tiền thu được sẽ được chuyển về ngân sách của Đại sứ quán nhằm cải thiện đời sống của các cán bộ ngoại giao tại nước sở tại. Khoản thu nhập này dù chưa giúp các cán bộ ngoại giao sống dư dả nhưng cũng là một cách thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Triều Tiên với các cán bộ ngoại giao trong điều kiện bộn bề khó khăn hiện nay.

So với các cơ quan đại diện ngoại giao khác, Đại sức quán Triều Tiên hầu như không có nguồn thu từ lệ phí. Điều này cũng bởi hoạt động bang giao quốc tế của Triều Tiên còn tương đối hẹp.

Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn

Trong 2 lần đến thăm Triều Tiên, Đại tá Trần Nhung ấn tượng với việc quy hoạch thủ đô Bình Nhưỡng, nhưng ông nhớ nhất về những thiếu thốn trong sinh hoạt tại nơi đây trong giai đoạn những năm 1979 – 1980. Cảnh mất điện, thiếu nước, thiếu tiện nghi diễn ra thường xuyên ngay tại khách sạn quốc tế Koryo sang trọng bậc nhất Triều Tiên lúc bấy giờ. Sinh hoạt vô cùng khó khăn. Hiện nay, tình trạng này không còn xảy ra thường xuyên ở các khách sạn lớn, nhưng vẫn là “chuyện cơm bữa” với người dân.

Còn nhớ, cách đây vài tháng Liên hợp quốc đã công bố thực trạng thiếu thốn tại Triều Tiên, trong đó, khoảng 20% trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng và một nửa trẻ em tại vùng nông thôn đang uống nước không an toàn. Ngoài ra, tình trạng thiếu thuốc men, dịch vụ và trang thiết bị y tế cũng đang trở thành vấn đề gấp gáp tại Triều Tiên.

Tỉnh Hàm Kinh Bắc, Triều Tiên tháng 9/2017. Các phương tiện giao thông hiện đại rất hiếm thấy ở khu vực ngoài thủ đô Bình Nhưỡng

Tỉnh Hàm Kinh Bắc, Triều Tiên tháng 9/2017. Các phương tiện giao thông hiện đại rất hiếm thấy ở khu vực ngoài thủ đô Bình Nhưỡng.

Triều Tiên hiện chỉ có ba kênh truyền hình, trong đó hai kênh chỉ phát vào cuối tuần, kênh còn lại thì chỉ chiếu vào buổi tối. Người dân muốn nghe phát thanh thì chỉ có duy nhất kênh của Đài tiếng nói Bình Nhưỡng. Smartphone, mạng xã hội là những điều vô cùng xa xỉ ở đây.

Trong khi nhiều quốc gia đẩy mạnh quảng bá văn hóa và phát triển du lịch thì lĩnh vực này của Triều Tiên còn ở thế tiềm năng, hầu như chưa được khai thác.

Đơn cử công dân Việt Nam muốn đi du lịch Triều Tiên, ngoài việc làm thủ tục, xin visa, hành trình đi từ Việt Nam sang Triều Tiên cũng là một trở ngại lớn. Trong chuyến du lịch 5 ngày trị giá hơn 100 triệu đồng, du khách mất gần 2 ngày để di chuyển, quá cảnh hàng không tại Trung Quốc rồi đi tàu hỏa sang Triều Tiên.  

Tuy còn bộn bề khó khăn, nhưng không thể phủ nhận, Triều Tiên đã quy hoạch cơ sở hạ tầng rất tốt, đường chia 4-6 làn, nhà cửa thẳng hàng. Đặc biệt, hầm và cầu được sử dụng triệt để để hỗ trợ người đi bộ. Chỉ tính riêng đoạn đường gần 100 km từ Bình Nhưỡng đến Bàn Môn Điếm, có tới hơn 40 hầm đường bộ. Đường phố rất sạch, không rác, không bụi bẩn. Và điều này gây ấn tượng mạnh với những người nước ngoài tới Triều Tiên.

Đại tá Trần Nhung còn nhớ rõ những lần ông được ông Pak Ung Sop – người bạn thân từ thời đại học, sau này là Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam, kể về lần được gặp Bác Hồ. Năm 1967, Pak Ung Sop cùng 8 học viên Triều Tiên khác sang Việt Nam học tập. Trước khi vào lớp Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, cả 9 học viên này được Bác Hồ tiếp. Bác nói chuyện thân mật, căn dặn: “Các cháu phải học tập cho tốt để về nước phục vụ cuộc đấu tranh thống nhất Triều Tiên”.

Trước khi chia tay, Bác tặng mỗi bạn 1 huy hiệu Bác Hồ và nói: “Bác nhận các cháu là cháu bác, như các cháu Việt Nam của bác. Lên Việt Bắc, nếu có gặp khó khăn gì thì cứ bảo bác giúp đỡ”.

Tuy nhiên, 4 năm học đại học (1976-1971), các bạn Triều Tiên tỏ ra rất chăm chỉ, lại chịu đựng gian khổ rất giỏi nên không khi nào phải “cầu cứu” Bác giúp đỡ. Sau này, nhóm 9 người ấy có đến 7 bạn Triều Tiên học trở thành nhà Ngoại giao và thường xuyên được cử sang Việt Nam công tác. Trong đó có 2 Đại sứ, 2 Tham tán chính trị, 1 Tham tán thương mại.

Đại tá Trần Nhung vẫn tâm đắc, chính mối quan hệ thân thiết từ thời sinh viên ấy, cộng với đặc thù công việc sau này (ông là phòng viên Thời sự quốc tế của Báo Quân đội nhân dân – PV) đã gắn bó ông với Triều Tiên.

Theo Anh Lê - Viettimess