20/04/2024 lúc 14:15 (GMT+7)
Breaking News

Vai trò của già làng trong việc đảm bảo quyền con người

Bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có những già làng tại tỉnh Đắk Lắk. Phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước, lực lượng già làng luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. Già làng luôn gắn bó mật thiết, có uy tín với cộng đồng dân cư, được nhân dân tin tưởng, kính trọng và nghe theo.

Bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó là sự giúp sức không nhỏ của các già làng tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước, lực lượng già làng luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. Già làng luôn gắn bó mật thiết, có uy tín với cộng đồng dân cư, được nhân dân tin tưởng, kính trọng và nghe theo. 

Những năm gần đây, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, nền kinh tế bắt đầu thay đổi. Do đó, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cũng dần đi vào đời sống của dân làng và phát huy mạnh mẽ. Thế nhưng, với sự tồn tại bao đời nay, già làng vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Già làng thường là người lớn tuổi trong làng song tuổi tác không phải là yếu tố quyết định, mà điều quan trọng nhất là uy tín và tầm hiểu biết.

Vượt quãng đường gần 20km từ thành phố Buôn Ma Thuột, về xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk để đến thăm ông Y Tũm Ayun hay còn gọi là Ae Dlot dân tộc Ê Đê, một trong những người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Cư M’gar. Hơn 70 năm tuổi đời, trải qua rất nhiều cương vị công tác, ông được bà con nhân dân, đồng bào dân tộc tin yêu. Trước đây, ông là công nhân viên chức nhà nước, sau này ông về hưu và sinh hoạt cồng chiêng với buôn làng. Đồng thời tham gia trong đội tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cho buôn làng.

Già làng là người đứng đầu, tổ chức các lễ cúng, hoạt động tín ngưỡng... của đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.

Trong bối cảnh hiện nay, thông tin là sức mạnh của xã hội. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số có kênh truyền thông cả bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số (báo in, phát thanh, truyền hình) đội tuyên truyền thông tin lưu động,  truyền thông qua “kênh” của già làng. Hình thức thông tin trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết thông qua vai trò của già làng trong những cuộc họp dân, lễ hội. Với tài năng và uy tín của mình, già làng sẽ truyền đạt thông tin về mọi mặt đời sống xã hội, đến từng người dân trong buôn. Già làng ủng hộ thì mọi việc đều diễn ra trôi chảy, tuyên truyền mọi mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin đối ngoại sẽ dễ dàng đi vào đời sống nhân dân. Ta phải nhìn nhận thực tế rằng, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tỷ lệ mù chữ còn cao, cuộc sống thường kém ổn định với tập quán du canh du cư, lương thực chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất chậm phát triển, sản phẩm làm ra không nhiều, sức tiêu thụ thấp.

Phát triển kinh tế du lịch của đồng bào tại huyện Lắk.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tại các buôn làng, việc tuyên truyền về quyền con người đang được diễn ra mạnh mẽ, các già làng thường xuyên tham gia các công tác xã hội tại các buôn làng. Đặc biệt, các thế lực thù địch thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các đồng bào thiểu số để lôi kéo, chống phá Nhà nước, gây mất tình đoàn kết dân tộc. Chính vì thế các buôn làng cần nhận thức là Nhà nước luôn dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số, đưa ra các phương pháp truyền thông kết hợp với các già làng trên cơ sở tôn trọng, vận dụng và phát huy đa dạng văn hóa, tri thức truyền thống và giá trị đặc sắc của từng dân tộc. Hỗ trợ quyền bình đẳng ở nhiều lĩnh vực: hỗ trợ phát triển thông tin – truyền thông cho đồng bào vùng DTTS&MN, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và thụ hưởng thông tin qua các kênh phát thanh, truyền hình, báo viết. Do vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng truyền thông qua các vị già làng, điều đó khiến chúng ta phải quan tâm, hết sức lưu ý. Vấn đề này trước hết cần tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh, để các già làng vận động dân làng mình thực hiện có hiệu quả. Các cấp chính quyền ghi nhận và tuyên dương công lao của già làng trong công tác phát triển cộng đồng, tạo động lực để các già làng hoạt động mạnh mẽ, thể hiện hơn nữa vai trò của mình đối với dân làng.

Với uy tín và kiến thức của mình, những vị già làng thực sự là kênh truyền thông thiết thực, hiệu quả, củng cố niềm tin của người dân, là tấm gương để các con cháu noi theo, góp sức xây dựng kinh tế đi lên, cuộc sống ấm no hạnh phúc./.