29/03/2024 lúc 21:06 (GMT+7)
Breaking News

Tư tưởng nhân văn trong Tuyên ngôn độc lập 2/9

VNHN - Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VNHN - Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là lời tuyên bố cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức, đồng thời cũng là lời báo hiệu thời đại thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là một áng văn lập quốc vĩ đại, mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là kết quả tuyệt vời của trí tuệ, điểm hội tụ tư tưởng thời đại, tư tưởng nhân văn cách mạng tư sản cận đại Âu - Mỹ, tư tưởng nhân văn truyền thống phương Đông và tư tưởng nhân văn Mác - Lê-nin hiện đại.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những chân lý về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Những quyền ấy đã được Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp xác nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng quyền của con người thành quyền của dân tộc. Quyền lợi của mỗi cá nhân được coi là cơ sở cho quyền lợi của cách mạng, của dân tộc. Tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Đó là sự thống nhất giữa quyền sống của mỗi con người, quyền độc lập của dân tộc.

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 đã khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập ! Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách khoa học cuộc cách mạng dân tộc của mình. Người đã nhận rõ phạm trù cuộc cách mạng dân tộc tháng 8 năm 1945. Người đánh giá cao cuộc cách mạng tư sản Mỹ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 mở ra một thời đại mới của lịch sử Việt Nam thừa nhận nguyên lý nhân văn của cuộc cách mạng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự gặp gỡ của cuộc cách mạng Mỹ thế kỷ 18 và cuộc cách mạng Việt Nam giữa thế kỷ 20 là sự gặp gỡ từ bản chất nhiệm vụ hai cuộc cách mạng có tính chất tương đồng. Ngọn đuốc độc lập, tự do của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ đã hấp dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dân Mỹ hơn một thế kỷ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa ra triết lý nhân văn của mình. Phải chăng điều này giúp chúng ta có thể hiểu thêm vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lựa chọn những dòng ngời đuốc trí tuệ của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 mở đầu Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam.

Lịch sử nước ta đầy truyền thống nhân văn. Chúng ta đã từng sẵn sàng chu cấp cho kẻ thù rút khỏi nước ta “đi bộ thì ta cho ngựa, đi thủy thì ta cấp thuyền”.

Chúng ta tuân theo thứ triết học nhân văn phương Đông, đồng thời có tính nhân loại. Đó là thế ửng xử chung “Cái ta không muốn, ắt người chẳng ưa” (Kỷ sơ bất dục, vật thi ư nhân). Triết lỷ của đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương nguyên tắc đạo đức ấy…

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 bắt đầu bằng một định đề triết học nhân văn dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm 1791 với những nguyên lý không thế nào chối cãi được. Sau đó, bằng những liệt kê tóm lược về tội trạng ăn cướp, tước đọạt mà bất cứ ai có lương tri đều thấy sự phi lý của nó. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 như lời tuyên án chế độ thực dân trong ngày phán xử cuối cùng.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Đó là cái “muốn” của nhân dân Mỹ đấu tranh cho lẽ sống của mình.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi…” Đó là nguyện vọng của quần chúng bình dân trong cuộc cách mạng Pháp đấu tranh vì lẽ sống của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thụ triết lý nhân văn, tinh hoa trí tuệ của nhân dân Pháp - Mỹ. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 tự bản chất như toát lên sự gặp gỡ của dòng triết học phương Đông và phương Tây.

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 với tư tưởng nhân văn như dòng quy tụ triết học nhân văn Á - Âu - Mỹ, dòng hợp lưu trí tuệ của nhân loại với Việt Nam, đã trở thành sức mạnh trí tuệ đầy sức thuyết phục, thành vũ khí đấu tranh, buộc ngay cả kẻ thù chỉ cần một chút lương tri cũng phải thừa nhận.

Thật kỳ diệu, chỉ với 1.120 từ với nội dung cô đọng, súc tích, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 chứa đựng giá trị thời đại to lớn. Các quyền dân tộc cơ bản trong Tuyên ngôn không phải chỉ riêng cho Việt Nam mà là một xu thế tất yếu của thời đại.

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 còn hàm chứa nhiều nội dung có ý nghĩa to lớn khác. “Tiếp sau Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là bản hùng văn của dân tộc, vừa hào khí bừng bừng, vừa lập luận chặt chẽ, vừa đanh thép về pháp lý quốc tế, vừa nung nấu tình cảm dân tộc nồng nàn, vừa kế thừa khí phách của cha ông, vừa thâu tóm được tinh thần thời đại”.

Trải qua hơn bảy thập kỷ, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khắc sâu vào tâm khảm bao thế hệ người Việt Nam.