20/04/2024 lúc 05:17 (GMT+7)
Breaking News

Từ khởi nghiệp Phạm Gia đến tỏa lan Tam Phát

VNHN - Đến với nghiệp kinh doanh đúng là mỗi người một vẻ, khó khăn hay thuận lợi cũng không mấy ai giống ai. Nhưng để thành công và phát triển thì doanh nhân giống nhau ở chỗ, họ đều phải có quyết tâm và nghị lực rất lớn để vượt qua mọi gian khó, thậm chí là cả thất bại, cả sự đổ ngã tưởng chừng không thể gượng dậy được… Anh Phạm Xuân Trường – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Phạm Gia Hà Nội và Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Tam Phát hiện nay là một doanh nhân như vậy: Một người mà nếu không có nghị

VNHN - Đến với nghiệp kinh doanh đúng là mỗi người một vẻ, khó khăn hay thuận lợi cũng không mấy ai giống ai. Nhưng để thành công và phát triển thì doanh nhân giống nhau ở chỗ, họ đều phải có quyết tâm và nghị lực rất lớn để vượt qua mọi gian khó, thậm chí là cả thất bại, cả sự đổ ngã tưởng chừng không thể gượng dậy được… Anh Phạm Xuân Trường – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Phạm Gia Hà Nội và Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Tam Phát hiện nay là một doanh nhân như vậy: Một người mà nếu không có nghị lực phi thường thì cũng không thể là một doanh nhân thành đạt như bây giờ.

Bình di, từ tốn và khiêm nhường, nhưng trong con người ấy vẫn luôn tiềm ẩn một nội lực lớn lao, nên khi khát vọng đã trở thành lẽ sống thì dù có “vật đổi sao dời”, anh vẫn không dễ bị chuyển lay; đúng như anh từng khẳng định: “Điều quan trọng là dù có thất bại, tôi cũng không bao giờ bỏ cuộc”. Phải bao máu thấm trong lòng đất /Mới ánh hồng lên sắc tự hào (Thơ: Tố Hữu).

Doanh nhân Phạm Xuân Trường

VỮNG VÀNG GIỮA BIẾN CỐ CUỘC ĐỜI… 

Anh Phạm Xuân Trường bắt đầu biết kinh doanh từ năm 1996 khi tròn 16 tuổi với sự khởi nghiệp bằng cửa hiệu rửa xe nhỏ tại thị tứ Tản Lĩnh, Ba Vì (lúc đó thuộc Hà Tây cũ). Trải qua bao thăng trầm vừa đi học vừa đi làm để tự nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình kinh doanh nhà hàng, cuối cùng anh cũng tốt nghiệp Đại học Quản lý và Kinh Doanh Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh cũng đã mở Công ty tại gia đình ở Ba Vì, nhưng sau đó do tính tự lập cao nên anh đã tạm dời quê nhà lên Tây Bắc để thử sức một công việc hoàn toàn mới mẻ. Với gần 7 năm gắn bó với Tây Bắc bằng nghề khai thác khoáng sản, nghề xây dựng và làm nhà hàng, anh đã gặt hái nhiều thành công… Nhưng quả thực không ai nói trước được điều gì, thành công đấy, mà rồi lại thất bại ngay đấy; một phần do chính sách của Nhà nước thay đổi lúc bấy giờ, và thế là anh lại mất toàn bộ tài sản và còn phải ở lại nhận nợ cho Công ty chung nhau hơn 2 tỷ đồng tiền thua lỗ… Không chỉ là buồn, mà còn là nỗi đau nữa. 

Nhưng có một điều phải ghi nhận: Bại không nản là một trong những phẩm chất đáng quý ở doanh nhân trẻ Phạm Xuân Trường.  Doanh nghiệp tư nhân Phạm Gia Hà Nội  chính là doanh nghiệp anh thành lập ngay sau giai đoạn vô cùng khó khăn này, với mong muốn phải làm sao dựng lại nghiệp của mình !  Để có tiền trang trải, để duy trì sự sinh tồn – như anh nói - thời gian đó anh làm đủ các nghề, từ làm khắc dấu, quảng cáo, thu mua sắt vụn, đến việc đi làm thuê cho các doanh nghiệp cá nhân khác để trả nợ. Mất gần 1 năm bươn trải những tưởng anh cũng vượt qua được khó khăn. Nhưng không, “thầnmay mắn” chưa mỉm cười với anh: Doanh nghiệp anh làm thuê cho họ lại bị đổ bể khiến anh lại thêm một lần nữa trắng tay. Nghiệp đời của doanh nhân Phạm Xuân Trường là một chuỗi biến cố xảy ra liên tiếp, đến nghẹt thở và nao lòng. Biết bao đêm người doanh nhân ấy không ngủ; bao ngày trăn trở nghĩ suy, lo lắng để mong tìm ra “lối thoát” cho chính mình. Đó là thời điểm rất nhiều khó khăn với doanh nhân Phạm Xuân Trường. Mà khó khăn lớn nhất là gia đình bị ly tán, vợ chồng chia tay nhau; cộng với áp lực lớn là phải làm sao để vực lại doanh nghiệp mà anh đang là chủ ? Vốn liếng ở đâu, phải bắt đầu lại từ cái gì, rồi vấn đề nhân lực ra sao, đường hướng thế nào…? Phương án thì nhiều mà sự khả thi thì quá ít.

Nhưng điều đáng nói và cũng rất đáng trân trọng ở Phạm Xuân Trường chính là nghị lực, là bản lĩnh vượt khó.  Anh nghĩ, biết chấp nhận thực tế thất bại cũng cần một nghị lực. Nhưng chấp nhận không phải để cam chịu, không phải để ngồi buồn mà gậm nhấm nỗi đau theo năm tháng.  Anh nung nấu quyết tâm đứng lên làm lại, không thể để doanh nghiệp của mình bị… chết tức tưởi như vậy.  Thế rồi, “Ông trời” cũng không phụ anh khi cho anh được bén duyên với nghề gỗ. Bằng tài năng bẩm sinh trong kinh doanh và ý chí quật cường của một doanh nhân, chỉ sau gần một năm anh đã ổn định trở lại và bắt đầu dựng nghiệp về nghề gỗ từ đây.

Trên hành trình tìm kiếm hướng đi mới cho nghiệp kinh doanh, điều may mắn là anh đã có được những người bạn cùng chí hướng, cùng sự sẻ chia…Anh Ngô Văn Thảo (ở Mường Cang, Than Uyên, Lai Châu); rồi anh Nguyễn Đức Viên (Ba Khóa, Sìn Hồ, Lai Châu) là những người như vậy. Anh Thảo cũng làm về đồ gỗ mỹ nghệ, lại đang muốn làm… thương hiệu. Một lần khi giao tiếp nơi anh Thảo, anh Trường tình cờ thấy có đôi lục bình cháy (thực ra do thợ đục hỏng) mà anh Thảo lại đang định vứt bỏ đi, với con mắt nhà nghề, không những anh nói mọi người không nên bỏ mà anh còn sửa sang lại và mang về Hà Nội bán được 800.000 đồng. Và, cũng sau “thương vụ” ngẫu nhiên này, Phạm Xuân Trường nảy ra ý định làm nghề với sự giúp đỡ thêm của anh Ngô Văn Thảo.

Lễ khai trương chợ gỗ Hà Nội

Công việc thời gian đầu, anh cùng mọi người biến những khúc gỗ mục tưởng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị và được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Ban đầu chỉ kiếm được 1 đến 2 triệu đồng/ngày; sau tăng lên vài triệu, rồi vài chục triệu mỗi ngày… và điều đó  mở ra cơ hội phát triển mới cho anh và đồng nghiệp.  

Đúng là thành công ấy khởi nguồn từ một công việc không lấy gì làm to tát cho lắm. Nhưng sự to tát lại là ở chỗ, anh Trường và các cộng sự biết nâng niu thành quả, biết khai thác và phát huy tiềm năng từ thực tế mà lúc đầu có vẻ rất nhỏ bé. Nhân tố con người chính là ở đây, sự nhạy bén chính là ở đây...và doanh nhân Phạm Xuân Trường là một người như vậy. 

SẮC HỒNG CỦA BẢN LĨNH THƯƠNG TRƯỜNG   

Kinh doanh đồ gỗ nói chung và sản phẩm gỗ mỹ nghệ nói riêng cần lượng vốn lớn và phải hiểu sâu về nghề, nắm chắc về gỗ. Đặc biệt thời nay, một doanh nghiệp về gỗ sẽ không thể phát triển được nếu không có sự liên kết, hợp tác. May thay, anh Phạm Xuân Trường hiểu rõ điều này. Dấu ấn đầu tiên và sinh động nhất về sự hợp tác đó chính là sự ra đời của Công ty CP Tập đoàn Tam Phát tại Hà Nội.  “Tam” ở đây nghĩa  là “ba”, gồm TÔI – ĐỐI TÁC – KHÁCH HÀNG: WIN – WIN – WIN (cả ba cùng thắng, cùng phát đạt trong sự hợp tác với nhau). Và, một sự ngẫu nhiên nữa là Công ty Tam Phát cũng có ba người (các anh Trường, Thảo, Viên) cùng chí hướng, cùng hợp tác để xây dựng và phát triển công ty Tam Phát. 
Mới vậy mà Tam Phát cũng đã được hơn 4 năm góp mặt thương trường với vị thế ngày một cao hơn, vững chắc hơn. Nhờ luôn coi “Khách hàng là ân nhân” và có chính sách “khách hàng là trung tâm” nên hoạt động của Tam phát đã nhanh chóng được mở rộng. Đến nay, công ty đã có 7000m2 xưởng sản xuất (ở xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) và rất nhiều Gruop tại các tỉnh, thành phố trên mọi miền đất nước.

Không những thế, Tam Phát còn phối hợp tổ chức “Chợ Gỗ Hà Nội” với tổng diện tích vài nghìn mét vuông, nơi quy tụ những thương hiệu lớn về Gỗ; trưng bày hàng nghìn sản phẩm gỗ phong phú và độc đáo với những chất liệu gỗ loại I như: Lát, Hương, Mun, Gụ, Huỳnh Đàn, Cẩm Lai… Trong đó còn có những sản phẩm gỗ có giá trị rất lớn cả về nghệ thuật và về chất liệu; tiêu biểu là tấm phản bằng gỗ Ngọc am có kích thước lớn (4,5m x 2,5m x 0,22m) với mức giá tới vài tỷ đồng; hoặc Bức tượng Bồ đề Đạt Ma bằng gỗ Ngọc nghiến – một siêu phẩm đã được Kỷ lục châu Á xác nhận năm 2014; rồi tấm Sập gỗ Hoàng gia có kích cỡ 4,5m x 2,5m x 0,22m; hay Bộ Minh Quốc triện bằng Ngọc nghiến  tay 18 đẹp nhất Việt Nam, cùng nhiều “siêu phẩm” gỗ khác nữa… Tâm huyết với nghiệp, say mê với nghề là động lực lớn để doanh nhân Phạm Xuân Trường cùng các cộng sự của mình làm nên vị thế của doanh nghiệp Phạm Gia và Công ty Tam Phát hôm nay. 

Sản phẩm gỗ Mỹ nghệ của Công ty Tam Phát

Mới tháng 5/2018 vừa qua, nhân kỷ niệm 4 năm thành lập Thương hiệu gỗ mỹ nghệ Tam Phát và khai trương Chợ Gỗ Hà Nội, thương hiệu mới “Luxury vip wood” đã được ra mắt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Doanh nghiệp Phạm Gia lên một đẳng cấp mới, hướng đến những khách hàng có đẳng cấp với nhiều loại sản phẩm đặc biệt hơn được chế tác từ gỗ tự nhiên, tinh xảo, kích cỡ lớn, giá trị cao… Cùng với đó, mục tiêu của Gỗ mỹ nghệ Tam Phát là sớm lọt vào Top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành Gỗ mỹ nghệ trên thị trường.

Hiện tại, với cơ cấu 70% phục vụ thị trường nội địa, 30% xuất khẩu, đồ gỗ mỹ nghệ Tam Phát đang tiếp tục hoàn thiện để đưa ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao tới người tiêu dùng. Chợ Gỗ Hà Nội có thể coi là một “sản phẩm” thị trường đặc biệt và cũng có thương hiệu đặc biệt mà Doanh nghiệp Phạm Gia  và Công ty Tam Phát tham gia tổ chức. Không chỉ là nơi quy tụ những thương hiệu hàng đầu ngành Gỗ mỹ nghệ, mà qua đó Doanh nghiệp Phạm Gia cùng các doanh nghiệp, các bạn hàng, đối tác phối hợp xây dựng một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho doanh nghiệp ngành gỗ và người tiêu dùng, tìm hướng đi phù hợp với sản pẩm gỗ mỹ nghệ và xu hướng tiêu dùng của thị trường… Với Chợ gỗ Hà Nội,  khách hàng không cần tốn thời gian và chi phí để phải đi quá xa mới tìm và chọn mua cho mình những sản phẩm nội thất cao cấp ưng ý, mà ngay tại Thủ đô, khách hàng vẫn có thể thỏa mãn được nhu cầu một cách ưng ý, tiện lợi.  Từ những giá trị như vậy, Chợ Gỗ Hà Nội có thể xem như một bước đột phá mới hướng tới những thành công mới của Doanh nghiệp Phạm Gia và Công ty CP Tập đoàn Tam Phát nói riêng và những doanh nghiệp Gỗ nói chung. Hiện tại Tam Phát đang có trụ sở Chợ Gỗ Hà Nội  - Phía Tây: Km 19 + 200 QL32, Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội với những sản phẩm gỗ đa dạng và rất giá trị. 

Công bằng mà nói, Công ty CP Tập đoàn Tam Phát tuy thành lập chưa lâu, nhưng đã phát triển rất nhanh, với mối quan hệ đối tác và khách hàng trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài. Là người vừa giàu khát vọng, vừa rất  đam mê với nghề nghiệp đã chọn, doanh nhân – giám đốc Phạm Xuân Trường luôn khiêm nhường học hỏi, lắng nghe, rèn luyện để tạo cho mình biết nhìn xa trông rộng. Anh cho rằng, sự không thành công của một doanh nghiệp cũng một phần quan trọng do thiếu tầm nhìn nên không có chiến lược phát triển phù hợp, không đi trước đón đầu được sự phát triển nhanh chóng và luôn biến động của thị trường. Với Tam Phát, nhờ biết nghiên cứu thị trường, lại phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong tổ chức và điều hành việc kinh doanh, cộng với chủ trương hạn chế tối đa các chi phí để có được giá thành thấp nhất phục vụ người tiêu dùng, nên thị trường của Công ty đã và đang mở rộng rất nhanh, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc và mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo. 

Để phát huy những thành công bước đầu và tiếp tục phát triển nhanh như mục tiêu đã định, định hướng của Đơn vị trong thời gian tới là mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, trước hết là tại các thành phố lớn trong nước; đồng thời tiếp tục có những giải pháp để khách hàng trên mọi miền đất nước nhận thấy được giá trị lớn cũng như giá cả hợp lý của sản phẩm Tam Phát. Đi đôi với sự phát triển là thu nhập phải ngày một cao hơn của CBCNV trong Công ty, đảm bảo sự gắn bó lâu dài và nhiệt tình làm việc của cả đội ngũ. Đó là cái Tâm, cái Tầm của doanh nhân Phạm Xuân Trường - một con người đã trải nhiều biến cố của nghiệp kinh doanh và cuộc đời. Nhưng cũng vì vậy mà anh đã tự nhủ và khẳng định rằng:  Không cho phép mình thất bại nữa mà chỉ có phát triển và phát triển ! Nhất định rồi. Chúng ta tin rằng, một người đầy bản lĩnh và giàu nhiệt huyết như Giám đốc Phạm Xuân Trường chắc chắn sẽ thành công trong sự nghiệp và đưa doanh nghiệp không ngừng phát triển lớn mạnh; góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.