25/04/2024 lúc 23:09 (GMT+7)
Breaking News

Từ 5/8/2020 CSGT được trang bị thêm một số loại vũ khí khi thi hành nhiệm vụ

VNHN - Từ 5/8/2020, cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ chính thức được trang bị thêm một số vũ khí, công cụ hỗ trợ như: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay...

VNHN – Từ 5/8/2020, cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ chính thức được trang bị thêm một số vũ khí, công cụ hỗ trợ như: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay...

Từ 5/8/2020 CSGT được trang bị thêm một số loại vũ khí khi thi hành nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)

Theo thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông chính thức có hiệu lực (thay thế Thông tư số 01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Quy định về trang phục, vũ khí hỗ trợ CSGT.

Tại Điều 11 của Thông tư quy định về trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng CSGT chỉ rõ:

Vũ khí, công cụ hỗ trợ CSGT trong khi làm nhiệm vụ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.

Bên cạnh đó, khi tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, CSGT sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

Đặc biệt, trong trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tổ công tác sẽ được bố trí một bộ phận CSGT mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, phát hiện các hành vi vi phạm. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành xử lý theo quy định.

CSGT sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. (Ảnh: minh họa)

Thông tư cũng quy định rõ, phương tiện giao thông tuần tra của CSGT bao gồm: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm: Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; thiết bị ghi âm và ghi hình; phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở…

Về việc trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Cũng theo nội dung của Thông tư, CSGT được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, ATGT đường bộ.

CSGT có thể kiểm tra trong những trường hợp nào?

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông. (Nguồn: Internet)

Theo điều 8 của Thông tư 65, Lực lượng CSGT được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

Cảnh sát giao thông được quyền xử lý vi phạm giao thông qua video Facebook.

Từ ngày 5/8, lực lượng CSGT được quyền xử lý vi phạm giao thông qua video đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Đó là một trong số những điểm mới của Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an chính thức có hiệu lực từ tháng 8 này.

Cụ thể, tại Điều 24 của Thông tư số 65/2020 của Bộ Công an quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, khoản 1 Điều 24 quy định rõ về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, MXH. Những thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn: Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, MXH.

Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị CSGT. (Ảnh minh họa)

Theo đó những thông tin, hình ảnh này làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.

Từ những thông tin, hình ảnh nhận được, CSGT sẽ xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính để xử lý vi phạm./.