18/04/2024 lúc 18:21 (GMT+7)
Breaking News

Từ 1/9 Ủy ban Châu Âu (EU) sẽ kiểm tra chặt chẽ với nhiều loại nông sản của Việt Nam

VNHN - Nhiều loại nông sản nhập khẩu ở các nước bên ngoài EU trong đó có Việt Nam sẽ bị Ủy ban Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật gay gắt.

VNHN - Nhiều loại nông sản nhập khẩu ở các nước bên ngoài EU trong đó có Việt Nam sẽ bị Ủy ban Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật gay gắt.

Trước thay đổi quan trọng về kiểm dịch thực vật của EU, ngày 30-8, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Hoàng Trung ký ban hành công văn số 2393/BVTV-KD về việc thực hiện quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của EU gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc để chủ động, nghiêm túc thực hiện.

Theo thông báo mới đây của EU quy định sửa đổi về kiểm dịch thực vật (Commission Implementing Directive (EU) 2019/523) có hiệu lực từ ngày 1-9-2019, sẽ bắt buộc áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật chặt chẽ đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Để tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thực hiện kiểm tra các ô hàng xuất khẩu theo đúng quy định về kiểm dịch thực vật của EU.

Hải quan đang kiểm tra hàng hóa trước khi cho xuất khẩu

Để nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu hợp lệ, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp khi nông sản bị trả về, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật đã gửi văn bản yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp nghiêm túc rà soát, thực hiện các quy định mới nhất của Ủy ban châu Âu.

Tại công văn số 2393/BVTV-KD gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc, yêu cầu thực hiện quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của EU, Cục trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh: Theo thông báo mới đây của EU quy định sửa đổi về kiểm dịch thực vật (Commission Implementing Directive (EU) 2019/523) có hiệu lực từ ngày 1.9.2019, sẽ bắt buộc áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật chặt chẽ đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU.

Kiểm tra lượng thuốc còn đọng lại trong trái cây

Để tạo thuận lợi cho thương mại và làm tăng khả năng lợi nhuận của sản phẩm sản xuất ra, các sản phẩm được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn quy định. Người kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn này. Để được tiêu thụ, các sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn. Một loạt các thông tin và cụ thể là xuất xứ của sản phẩm, chủng loại và phẩm cấp cần được ghi rõ trên bao bì đóng gói khi đưa ra thị trường bán lẻ. Các tiêu chuẩn này có xem xét đến các tiêu chuẩn về chất lượng nông nghiệp được Ban chuyên nhiệm của Uỷ ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (UNECEF) khuyến nghị.

Những tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với các sản phẩm được đưa vào đóng gói hay chế biến sẵn, cũng như không bắt buộc đối với các sản phẩm sẽ được chế biến mà chỉ áp dụng đối với các sản phẩm được người trồng bán trực tiếp và đối với những sản phẩm địa phương nhất định. Việc kiểm tra được thực hiện nhằm giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn tại tất cả các khâu tiêu thụ. Các sản phẩm được nhập khẩu từ các nước ngoài EU phải tuân thủ những tiêu chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn tương đương tối thiểu.

Tương tự, các sản phẩm của Cộng đồng EU nhằm mục đích xuất khẩu sang các nước ngoài EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung. Để tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thực hiện kiểm tra các ô hàng xuất khẩu theo đúng quy định về kiểm dịch thực vật của EU. Đối với các lô quả có múi và xoài tươi xuất khẩu, phải được sản xuất từ các vườn đã được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra và đảm bảo không nhiễm ruồi đục quả.

Thanh long được kiểm soát chất lượng tại vườn trước khi cho xuất khẩu

Thông tin về vườn không nhiễm ruồi hoặc thông số về xử lý phải được ghi vào Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng cần chủ động thông báo, hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân xuất khẩu biết và tuân thủ các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới được EU điều chỉnh. Bản thân các Chi cục trưởng cần quán triệt tới toàn thể cán bộ trong đơn vị và các trạm kiểm dịch thực vật ủy quyền trong vùng phụ trách thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung nêu trên, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo ngay về Cục Bảo vệ thực vật để kịp thời giải quyết.

Nhập khẩu rau quả tươi vào EU phải phù hợp với qui định về Giới hạn tồn dư tối đa thuốc trừ sâu (MRLs). MRLs là mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa được phép có trong hay trên những sản phẩm thực phẩm. Quy định trên nhằm đảm bảo rằng dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Tất cả những loại thực phẩm tiêu thụ ở EU đều phải tuân thủ MRLs, như rau quả tươi, rau quả chế biến sẵn, rượu, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc, các sản phẩm nguồn gốc động vật (như mật ong, nhưng ngoại trừ thuỷ sản) và các sản phẩm nguồn gốc thực vật.