23/04/2024 lúc 21:50 (GMT+7)
Breaking News

Trường Tiểu học Hòa Mạc, huyện Văn Bàn, Lào Cai: Huyện nghèo nhưng "trí" không nghèo

VNHN – Huyện Văn Bàn là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, là huyện nghèo với giao thông chủ yếu là đường đất. Thế nhưng, với những nỗ lực, cố gắng và đoàn kết của tập thể lãnh đạo, cán bộ và tập thể giáo viên các cấp trường trên địa bàn huyện đã biến môi trường giáo dục nơi đây thêm phần khởi sắc. Không chỉ góp phần đổi mới tư duy và nhận thức của người dân địa phương mà trở thành một điểm sáng về hoạt động giáo dục nơi vùng cao.

VNHN – Huyện Văn Bàn là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, là huyện nghèo với giao thông chủ yếu là đường đất. Thế nhưng, với những nỗ lực, cố gắng và đoàn kết của tập thể lãnh đạo, cán bộ và tập thể giáo viên các cấp trường trên địa bàn huyện đã biến môi trường giáo dục nơi đây thêm phần khởi sắc. Không chỉ góp phần đổi mới tư duy và nhận thức của người dân địa phương mà trở thành một điểm sáng về hoạt động giáo dục nơi vùng cao.

Huyện nghèo nhưng trí thức không nghèo

Phòng giáo dục huyện Văn Bàn thời gian qua đã rất nỗ lực và cố gắng duy trì các hoạt động giáo dục, biến nơi đây thành một điểm sáng về giáo dục tỉnh với những thành tích đáng ghi nhận khi biến một huyện nghèo nơi vùng cao biên giới xa xôi thành một huyện giàu tri thức. Những kết quả và nỗ lực ấy đã được hiện lên rất rõ khi nhìn tổng thể ngành giáo dục toàn huyện tăng cao về chất lượng và số lượng học sinh ở các cấp trường, cơ sở vật chất được đổi mới.

Trường Tiểu học Hòa Mạc - một trong những ngôi trường tiêu biểu, nơi ươm mầm cho nhiều thế hệ học trò với nhiều ước mơ tại vùng quê nghèo khó.

Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m. Khi mưa lớn thường xảy ra lũ quét. Có thể nói, ít ai hiểu được rằng, con đường đến trường ấy lại nhiều gian nan đến thế, bởi không ai có thể biết được rằng nơi đây là một huyện vùng cao nghèo khó, băng qua suối, qua đèo và các con đường đất để đến trường.

Và cũng ít ai biết được rằng, nơi huyện vùng cao nghèo khó ấy lại là nơi được đánh giá là dân số trẻ rất thuận lợi cho việc phát triển địa phương nói chung. Nắm bắt được lợi thế địa phương, những thế hệ giáo viên trẻ hiện nay đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức người dân góp phần nâng cao trí thức.

Thầy Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng phòng Giáo dục huyện chia sẻ trong tâm huyết: "Có thể nói được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, Đảng, chính quyền địa phương, và sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, tập thể cán bộ, nhân viên ngành giáo dục huyện đã có những thành tích đáng kể trong hoạt động giáo dục địa phương. Tỷ lệ các em đến trường được tăng cao, không chỉ làm đổi mới tư duy về giáo dục với người dân địa phương mà tập thể cán bộ Phòng giáo dục và các cấp trường đã nỗ lực vận động các em đến trường".

Trường Tiểu học Hòa Mạc - điểm sáng giáo dục toàn huyện

Trong những năm vừa qua, nắm bắt được chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện, các cấp lãnh đạo địa phương và tỉnh, Trường Tiểu học Hòa Mạc đã khắc phục đươc những khó khăn cơ bản để vươn lên trở thành một điểm sáng tiêu biểu cho ngành giáo dục huyện Văn Bàn.

Với chủ đề năm học “Vì học sinh thân yêu”; "Xây dựng Trường học kỷ cương - Văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất” Và 6 giá trị căn bản “An toàn - Thân thiện - Tự tin - Sáng tạo - Hiệu quả - Hội nhập”, nhà trường đã thực hiện Chương trình hành động của ngành giáo dục, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

Tập thể giáo viên trường luôn đoàn kết và nỗ lực thiện hiện mọi nhiệm vụ được giao, trong đó cũng không thể bỏ qua những tấm lòng cao cả, những cái tâm của người làm công tác giáo dục trong việc làm thay đổi tư duy, nhận thức người dân địa phương, vận động các em đến trường.

Trước xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước và của ngành, nhà trường luôn đặt ra phương châm và định hướng trong đạo đức, lối sống cho tập thể cán bộ giáo viên như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mở ra cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Rèn luyện phẩm chất nhà giáo Trung thực - Trách nhiệm - Găn bó với nhân dân; Yêu trường, yêu lớp, yêu thương học sinh, thi đua làm việc tốt. Mỗi giáo viên tại đây luôn coi trọng việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo. Đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm và thiếu gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.

Thầy Trần Đình Luận - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Mạc nhấn mạnh: "Muốn xây dựng đất nước thì trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn giáo dục phát triển thì phải trọng dụng người tài".

Nhìn lại những năm cống hiến và gắn bó vừa qua, nhà trường đã đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt các cuộc vận động và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. Đối với học sinh, trong năm học 2018-2019 là năm học tiếp tục chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh nhằm hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào bản thân và có trách nhiệm với hành động của mình thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hiệu trưởng nhà trường đã được nhận giấy khen trong năm học 2018

Trường luôn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Trường xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai và tuyên truyền phát động trong hội đồng sư phạm nhà trường, toàn thể cha mẹ học sinh và học sinh của trường tìm hiểu về Lịch sử địa phương. Phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương, lồng ghép dạy 5 nội dung của phong trào thi đua trong các tiết học, môn học phù hợp với thực tiễn.

Một góc sinh hoạt ấm áp mà thầy và trò nơi đây đã tạo dựng tăng thêm tinh thần đoàn kết gắn bó trong mỗi giờ ngoaij khóa

Các hoạt động tiêu biểu mà trường đã tổ chức cho các em học sinh giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp và hăng say đến trường như: Học sinh tham gia các hoạt động kể chuyện về Bác Hồ và làm theo lời Bác đã trở thành phong trào thi đua ở các khối lớp; đối với tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nhà trường luôn chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, biểu diễn văn nghệ, phòng tránh đuối nước thông qua tích hợp vào các môn học, tìm hiểu Luật giao thông đường bộ, đổi mới công tác quản lý bằng cách đổi mới hội họp, thu nhận và xử lý thông tin; phát huy dân chủ, củng cố nền nếp, kỉ cương trường học.

Sự ân cần của giáo viên dành cho mỗi em học sinh.

Trong công tác quản lý, nhà trường cũng phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên trong trường, có quy định về phân công nhiệm vụ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn để các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện tốt nhằm nâng cao khối đoàn kết nội bộ và chất lượng giáo dục.Với phương châm hiệu trưởng làm nòng cốt chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, từng tháng, từng tuần sát đúng với tình hình, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng giáo viên và nhân viên phù hợp với thực tế.

Ngôi trường thân thương ấy - nơi đã gieo biết bao hạt mầm và chắp cánh biết bao ước mơ thơ trẻ

Bên cạnh đó, nhà trường có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm kịp thời qua các chuyên đề và các đợt thi đua. Nêu cao vai trò chủ động, sáng tạo, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình quản lý chỉ đạo. Dân chủ bàn bạc các quy định đánh giá CB-GV-NV từ đầu năm, có quyết định giao việc cho từng thành viên nhà trường, có bảng chấm công hàng ngày. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng và trưởng các bộ phận trong nhà trường.

Một tiết học của trường

Trong công tác thi đua, nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã tích cực kiểm tra, thường xuyên nhắc nhở, động viên CB-GV-NV thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. Tổ chức dạy học 10 buổi/tuần đúng theo hướng dẫn của các cấp. Chỉ đạo CB-GV thực hiện nghiêm túc quy định về việc dạy thêm, học thêm. Kế hoạch được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và được điều chỉnh hàng tuần, tháng cho hợp lý. Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác kiểm tra trong năm học và từng học kỳ, từng tháng về công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm giáo viên, kiểm tra chuyên đề giảng dạy trên lớp.

Một giờ học ngoại khóa của các em học sinh

Cùng với đó, việc kiểm tra việc thực hiện các phong trào thi đua, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, công tác chấm chữa bài, nhận xét HS theo TT 03 của BGD&ĐT, công tác chủ nhiệm lớp, hồ sơ chuyên môn cá nhân, tổ khối được thực hiện theo quy định. Qua các đợt kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên đã được Ban kiểm tra nội bộ trường học đánh giá mối một cá nhân đã có ý thức xây dựng bộ hồ sơ tốt, đầy đủ về chủng loại, đẹp về hình thức, thông tin đầy đủ, chính xác, kết quả: Thực hiện tốt những quy định trong quy chế dân chủ trường học.

Toàn thể giáo viên và học sinh.

Công tác nội bộ để đảm bảo tính bền vững và chủ động, nhà trường luôn luôn chú trọng việc quản lý tài chính, tài sản, thực hiện đúng các qui định của Nhà nước về thu chi ngân sách. Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác từ giáo viên chủ nhiệm đến BGH và từ trường lên Phòng giáo dục. Kịp thời xử lý công văn, đảm thông tin của Phòng các cấp tới tận giáo viên, nhân viên. Chú trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà trường.

Nhà giáo Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng phòng GD huyện  Văn Bàn cùng tập thể cán bộ trường.

Coi trọng việc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho GV cốt cán; nhằm giúp cho đội ngũ cốt cán có lập trường, bản lĩnh trong công tác, gương mẫu, sâu sát công tâm khi đánh giá, xếp loại giáo viên, nhà trường đã thường xuyên củng cố nền nếp dạy học, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn. Tham gia đầy đủ các chuyên đề do Cụm và Phòng GD&ĐT tổ chức. Tổ chức cho CB-GV học tập nghiêm túc Thông tư 03/VBHN-BGD&ĐT ban hành quy định về đánh giá học sinh Tiểu học. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nội dung Thông tư quy định.

Từ năm học 2015-2016, Trường Tiểu học Hòa Mạc đã đưa môn Tin học vào giảng dạy.

Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân đã xây dựng. Tích cực học hỏi, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, gương mẫu trong công tác quản lý, chỉ đạo để tạo sự đồng thuận trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho bản thân để nâng cao trình độ về mọi mặt như: Quản lý nhà nước, đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT vào quá trình công tác, quản lý và dạy học. Phù hợp với xu thế phát triển chung dưới sự tác động không ngừng của cách mạng công nghiệp 4.0.

Phó phòng giáo dục huyện Đỗ Văn Tĩnh

Đội ngũ cán bộ quản lý đoàn kết, gương mẫu, trách nhiệm, tích cực học hỏi. Quy chế dân chủ, vai trò của người đứng đầu trong các tổ chức của nhà trường được phát huy. Trong năm học, 100% CB-GV-NV nhà trường đã tham gia đầy đủ các buổi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Phòng, Sở tổ chức. 100% CB-GV-NV có kế hoạch BDTX và thực hiện nghiêm túc. Trên 100% số giáo viên nắm chắc PPDH mới và tích cực học tập, đổi mới PPDH, đổi mới đánh giá học sinh. Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về công tác phát triển giáo dục Tiểu học trên địa bàn, tranh thủ diễn đàn các cuộc họp ở địa phương để tuyên truyền về công tác giáo dục, nhằm đẩy mạnh công tác XHHGD trên địa bàn tốt hơn.

Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hòa Mạc.

Xây dựng trường học với 06 giá trị căn bản “An toàn- Thân thiện - Tự tin - Sáng tạo - Hiệu quả - Hội nhập” Xây dựng quy chế văn hóa trong nhà trường, quy chế làm việc, hình thành các quy tắc ứng sử văn minh nhà giáo, học sinh thời kỳ Hội nhập.

Cán bô, giáo viên, nhân viên khi thi hành công vụ phải đeo thẻ công chức; Cán bộ, giáo viên, nhân viên khi giao tiếp với học sinh, phụ huynh và nhân dân phải tận tình, chu đáo và thân thiện; Giáo viên phải nhiệt tình hướng dẫn phụ huynh nội dung, cách thức phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh; khi có yêu cầu không gây khó khăn, phiền hà; khi tiếp nhận ý kiến phản ánh phải chân thành, cởi mở.

Lễ khai giảng của trường.

Nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL,GV,NV về chủ chương của Đảng đối với việc đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục đào tạo Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường đạt trình độ 100% trên chuẩn Đầu tư về cơ sở vật chất nhà trường, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục nhà trường theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học đáp ứng với nhiệm vụ giáo dục Hội nhập.

Nhà trường trong năm qua đã nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể của xã đặc biệt là hội cha mẹ học sinh đẫ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà trường. Thể hiện được sự thống nhất về công việc và các nội dung công việc trong năm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.